Dưới đây là tình hình nhập khẩu hoa quả tươi của Nhật Bản từ các nước và Việt Nam trong những năm gần đây, để các doanh nghiệp và Hiệp hội liên quan có cách nhìn tổng thể về tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này. Trong thời gian tới Chính phủ hai nước sẽ thúc đẩy mạnh mẽ để mở cửa thị trường cho các loại quả tươi khác (vải, nhãn, vú sữa) có tiềm năng của Việt Nam.

 

1. Nhật Bản nhập khẩu trái cây từ các nước trên thế giới

Theo thống kê năm 2014, top 5 loại quả được nhập khẩu nhiều nhất

 

STT

Loại quả

Số lượng

(Tấn)

Thị phần

1

Chuối

946.205

100%

2

Dứa

155.980

16%

3

Grape Fruits

109.590

11%

4

Cam

84.113

9%

5

Kiwi

78.647

8%

 

 

 

12

Soài

7.354

1%

20

Măng cụt, vải

329

0%

 

Trong các loại hoa quả nhập khẩu mặt hàng chuối được nhập khẩu lớn nhất với 946.205 tấn chiếm 100% thị phần do Nhật Bản không trồng chuối; Dứa nhập khẩu 155.980 tấn chiếm 16% thị phần; bưởi nhập khẩu 109.590 tấn chiếm 11% thị phần; Cam nhập khẩu 84.113 tấn chiếm 9% thị phần.

 

2. Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam

a. Mặt hàng chuối

Năm

Sản lượng nhập khẩu

(tấn)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(kg)

Đơn giá CIF

(Yên/kg)

Thị phần

2012

1.086.180

 

 

 

2013

974.792

34.160

46

 

2014

946.205

 

 

 

2015

958.800

18.786

79

 

2016

956.114

970.406

85

 

Năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu chuối từ các nước là 956.113.921 Kg trong đó dẫn đầu là Malaysia là 750.710.970 Kg; thứ 2 là Ecuador 157.672.318; thứ 3 là Guatmal 16.910.858 Kg; thứ 4 là Philippin là 5,829,498 Kg. Việt Nam mới chỉ xuất được 970.406 Kg với giá 85 yên/kg nhưng giá cao hơn của Philippin 79 yên/kg và Costarica 56 yên/kg.

b. Mặt hàng soài

Năm

Sản lượng nhập khẩu

(tấn)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(kg)

Đơn giá CIF

(Yên/kg)

Thị phần

2012

9.741

 

 

 

2013

8.589

 

 

 

2014

7.354

 

 

 

2015

5.841

21.979

606

 

2016

5.881

9.622

678

 

Năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu 5.881.411 Kg soài từ các nước trên thế giới, trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Mexico 2.861.992 Kg; kế tiếp là Thái Lan 1.332.902 Kg; thứ 3 là Philippin 654.771 Kg; thứ 4 là Đài Loan 428.818 Kg; Việt Nam xuất được 9.622 Kg nhưng giá soài của Việt Nam 678 yên/kg cao hơn của Thái Lan 584 yên/kg, Philippin 509 yên/kg, gần gấp đôi giá của Mexico 385 yên/kg. Giá đắt nhất là soài của Đài Loan 1.098 yên/kg và Úc 933 yên/kg.

 

c. Quả dừa

Năm

Sản lượng nhập khẩu

(tấn)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(kg)

Đơn giá CIF

(Yên/kg)

Thị phần

2012

1.981

12.500

139

 

2013

2.380

8.924

55

 

2014

3.085

17.575

260

 

2015

4.084

66.708

190

 

2016

4.283

242.927

120

 

 

Năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu 4.283.428 Kg dừa từ các nước trên thế giới trong đó nhập khẩu nhiều nhất là từ Philippin 2.576.185 Kg chiếm 60% thị phần; thứ 2 là Srilanka 920.466 kg; thứ 3 là Indonesia 315.693 Kg; Việt Nam đứng thứ 4 là 242.927 Kg; thứ 5 là Ấn Độ.

d. Quả Chanh (Lime)

Năm

Sản lượng nhập khẩu

(tấn)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(kg)

Đơn giá CIF

(Yên/kg)

Thị phần

2012

2.076

 

 

 

2013

2.252

2.161

4.166

 

2014

2.014

960

5.850

 

2015

2.169

 

 

 

2016

2.242

8.733

7.475

 

 

Năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu 2.242.236 Kg chanh (Limes), trong đó chủ yếu là nhập khẩu nhiều nhất từ Mexico 2.224.162; đứng thứ 2 là Việt Nam 8.733 Kg; thứ 3 là Niu Dilân 5.796 Kg và thứ 4 là Mỹ.

 

e. Dứa

Năm

Sản lượng nhập khẩu

(tấn)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(kg)

Đơn giá CIF

(Yên/kg)

Thị phần

2012

174.021

 

 

 

2013

181.178

 

 

 

2014

166.295

 

 

 

2015

150.598

12.090

153

 

2016

143.147

5.040

87

 

 

Năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu 143.146.576 Kg dứa trên toàn thế giới, trong đó nhập khẩu nhiều nhất vẫn là Philippin với 135.910.888 Kg; sau đó là Costa Rica với 4.874.960 Kg; thứ 3 là Đài Loan 1.126.257 Kg; thứ 4 là Indonesia với 926.508 Kg; thứ 5 là Malaysia 195.591 Kg.

 

f. Quả khác (Thanh long)

Năm

Sản lượng nhập khẩu

(tấn)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(kg)

Đơn giá CIF

(Yên/kg)

Thị phần

2012

1.380

753.983

311

 

2013

1.669

1.063.235

262

 

2014

1.718

1.099.575

269

 

2015

1.933

1.293.364

267

 

2016

1.671

1.152.546

224

 

 

Năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu 1.671.062 Kg Thanh long, trong đó nguồn nhập khẩu lớn nhất là Việt Nam 1.152.546 Kg; đứng thứ 2 là Mỹ với 398.966; thứ 3 là Philippin với 61.900 Kg; thứ 4 là Indonesia và thứ 5 là Myanma với 11.250 Kg.

 

g. Hạt điều

Năm

Sản lượng nhập khẩu

(tấn)

Nhập khẩu từ Việt Nam

(kg)

Đơn giá CIF

(Yên/kg)

Thị phần

2012

7.602

1.352.247

527

 

2013

8.146

1.147.302

544

 

2014

8.846

1.475.742

612

 

2015

9.549

1.637.063

877

 

2016

8.095

1.842.551

860

 

Năm 2016, Nhật Bản nhập khẩu 8.095.432 Kg hạt Điều các loại, trong đó sản lượng nhập khẩu nhiều nhất là từ Ấn Độ; nhập khẩu từ Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 với số lượng là 1.842.551 Kg; đứng thứ 3 là Kenya với 68.266 Kg; các nước khác số liệu không nhiều.

Nhật Bản vẫn được đánh giá là nước có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, muốn nắm bắt được cơ hội này thì việc đáp ứng “tiêu chuẩn cao” là điều kiện tiên quyết.

(Theo http://vietnamexport.com)

TRANG TTXTTM

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25