Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 497,2 triệu USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 6/2017 xuất khẩu sang thị trường này đạt 93 triệu USD, tăng 2,2% so với tháng 5/2017 và tăng 15,5% so với tháng 6/2016.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Hàn Quốc 2016-2017

ĐVT: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về chủng loại xuất khẩu:

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc gồm 6 mặt hàng chính là: các mặt hàng thủy sản, cao su, hàng rau quả, cà phê, hạt tiêu, sắn và các sản phẩm về sắn.

Hàng thủy sản hiện là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, chiếm 66,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 328,5 triệu USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất của Việt Nam tới Hàn Quốc gồm: tôm đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, chả cá…

Thời gian qua, xuất khẩu tôm chững lại do nguồn nguyên liệu giảm, giá thu mua nguyên liệu tăng vì vậy các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mực-bạch tuộc và các loại hải sản khác.

Xuất khẩu bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam sang Hàn Quốc lớn nhất chiếm tới 66,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong trong 6 tháng năm 2017, đạt 17 nghìn tấn, trị giá 93,8 triệu USD, tăng 5,4% về lượng và 25% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Dự báo, trong thời gian tới với nguồn cung bạch tuộc đông lạnh tốt, xuất khẩu mặt hàng này tới Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng khả quan do người Hàn Quốc có nhu cầu tiêu thụ nhuyễn thể chân đầu ở mức cao, nguồn thực phẩm này lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Theo số liệu thống kê của ITC, 4 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu bạch tuộc sống, tươi hoặc ướp lạnh tới Hàn Quốc đạt 36,9 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi đó Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất tới Hàn Quốc, chiếm thị phần 89,4%, tiếp đến Thái Lan chiếm 9%, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 với mức tăng mạnh tới 1.718,8% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm thị phần 1,6%.

Với mức tăng trưởng tốt như hiện nay, cơ hội cho Việt Nam sẽ vượt qua đối thủ Thái Lan để đứng vị trí thứ 2 nếu các doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo tốt nguồn cung cùng với đa dạng chế biến mặt hàng này hơn nữa.

Hàng rau quả là mặt hàng nông sản lớn thứ 2 xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 6 tháng năm nay đạt gần 49,8 triệu USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2016. Các chủng loại rau quả xuất khẩu sang thị trường này gồm: vải thiều, chôm chôm, thanh long, xoài, nhãn…

Cà phê là mặt hàng tiếp theo xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 6 tháng năm nay đạt trị giá 44,9 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2016. Các chủng loại cà phê xuất khẩu sang thị trường này gồm: cà phê Robusta, cà phê hòa tan, Ariabica. Trong đó,  cà phê Robusta là chủng loại xuất khẩu lớn nhất chiếm 98,2% tổng lượng cà phê xuất khẩu tới Hàn Quốc trong 6 tháng năm 2017, đạt 17,6 nghìn tấn, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Giá xuất khẩu cà phê sang thị trường này trong 6 tháng năm nay đạt 2.145 USD/tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Dự báo: xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu cà phê ở mức cao từ thị trường này.

Hiện Hàn Quốc đang là một trong số những nhà tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc trong 4 tháng năm 2017 đạt 25,9 triệu USD, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp cà phê cho Hàn Quốc với kim ngạch tăng mạnh 13% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng năm 2017, thị phần nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Việt Nam đã tăng lên 13% so với mức 10,2% của tháng 4 tháng năm 2016. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ một số nước lớn giảm như: từ Braxin, Honduras...

Mặc dù nhu cầu cà phê Hàn Quốc vẫn cao nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng do tác động của thời tiết bất thường trong năm 2016 khiến sản lượng sụt giảm, cùng với đó là của tình trạng trồng ồ ạt hồ tiêu thay thế cây cà phê do giá tăng cao và trồng xen cây ăn quả.

Đáng chú ý, xuất khẩu cao su sang thị trường Hàn Quốc đạt 42,8 triêu USD, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước.

Trái lại, xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn trong 6 tháng năm 2017 giảm từ 10 – 22,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường Hàn Quốc không giống như nhiều thị trường “khó tính” khác. Với thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản doanh nghiệp Việt Nam có thể ký hợp đồng trực tiếp với nhà phân phối, thì với thị trường Hàn Quốc doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ được ký kết xuất hàng cho những doanh nghiệp thu mua. Những doanh nghiệp thu mua này có chức năng vừa thu mua, vừa kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi lưu kho. Sau khi hoàn tất thu mua, hàng hóa mới được chuyển về cho nhà phân phối tại Hàn Quốc.

Có nhiều cách đưa hàng vào Hàn Quốc, thông qua kênh phân phối lớn của Hàn Quốc như hệ thống siêu thị Lotte Mart, Công ty Dole, hệ thống siêu thị Imart… để tiếp cận thị trường này. Họ tiếp cận sản phẩm Việt Nam đáp ứng đúng tiêu chí của Hàn Quốc, hoặc họ sẽ sản xuất trực tiếp, chuyên nghiệp hóa quá trình sản xuất. Việt Nam cũng có nhiều mặt hàng gia công, chế biến mà người dân Hàn Quốc khi đến Việt Nam thường mua về làm quà biếu, chẳng hạn như cà phê, xoài sấy, hạt điều rang và mực khô cỡ nhỏ. Các doanh nghiệp cũng chú trọng những mặt hàng đang thiếu này tại thị trường Hàn Quốc, những mặt hàng này không nhiều nên không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.

Không những vậy, doanh nghiệp và chính quyền địa phương của Việt Nam thường xuyên mời các doanh nghiệp thu mua Hàn Quốc đến tham quan và kiểm chứng vườn cây, khu vực sản xuất của Việt Nam như vườn cà phê, vườn xoài. Khi được kiểm tra tận mắt sẽ giúp nhà thu mua tăng độ tin cậy vào sản phẩm hơn, cũng chính là tăng cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc. Hiện tại, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu mở rộng hơn thành VFOOD như Hàn Quốc có chứng nhận KFOOD, thì đơn vị thu mua nhìn thấy dấu hiệu kiểm chứng này sẽ tin tưởng hơn, đưa hàng vào siêu thị Lotte Mart.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tháng 6 và 6 tháng năm 2017 (ĐVT: nghìn USD) 

Tên hàng

6 tháng năm 2017

% so 6 tháng năm 2016

Tháng 6 năm 2017

% so tháng 5/2017

% so tháng 6/2016

Hàng thủy sản

328.481

27,7

67.347

7,8

27,2

Hàng rau quả

49.780

12,3

9.417

-3,1

2,4

Cà phê

44.947

65,0

7.792

4,5

55,7

Cao su

42.805

122,0

6.676

0,8

43,7

Hạt tiêu

22.122

-10,0

1.692

-64,1

-67,7

Sắn và các sản phẩm từ sắn

9.114

-22,5

103

165,5

-97,1

  Thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

- Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng.

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn sang Hàn Quốc 6T/2017 (ĐVT: nghìn USD)

Đơn vị

Trị giá

Cty CP Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau

21.709

Cty CP Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang

20.791

Cty TNHH TM Thủy Sản Nguyễn Chi

9.752

Cty CP XNK Thủy Sản Hợp Tấn

8.970

Cty CP Nha Trang Seafoods - F17

8.701

Cty CP Chế Biến Thủy Sản & XNK Phương Anh

7.114

Cty TNHH Chế Biến Thủy Sản Và XNK Trang Khanh

6.906

Cty TNHH Mai Linh

6.207

Cty CP Hải Việt

6.142

Cty TNHH Thủy Sản Nguyễn Tiến

5.936

Cty TNHH Phú Quý

5.597

Cty CP XNK Đại Dương Xanh Toàn Cầu

5.164

Cty TNHH Đại Lợi

4.802

Cty TNHH Tùng Châu

4.183

Cty CP thuỷ sản và TM Thuận Phước

4.063

Cty CP Chế Biến Thủy Sản Xnk âu Vững I

4.024

DNTN Chế Biến Hải Sản Thiên ân

4.002

Cty TNHH Gallant Ocean Việt Nam

3.999

Cty TNHH Hải Phú

3.748

Cty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Kiên Cường

3.739

Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Top2 doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả sang Hàn Quốc trong 6T/2017

 (ĐVT: nghìn USD)

Đơn vị

Trị giá

Cty TNHH Y.K. VINA

                 8.741

Cty TNHH CHUNG YANG FOODS Việt Nam

                3.711

Cty TNHH  Thực Phẩm QUốC Tế GIAVICO

                 2.684

Cty TNHH Sản Xuất TM Hdh

                 1.885

Cty CP Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu G.O.C

                 1.718

Cty CP Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Miền Tây

                 1.716

Cty TNHH Sản Xuất TM Dịch Vụ Hân Vĩ

                 1.547

Cty TNHH 1TV Sản Xuất TM Nông Sản Hạnh Vinh Điền

                 1.515

Cty TNHH Long Uyên

                 1.360

Cty TNHH Sản Xuất Và Chế Biến ớt Phạm Tân

                 1.337

Cty TNHH Hoàng Phát F R U I T

                 1.125

Cty Cổ Phần Lavifood

                 1.016

Cty TNHH Sản Xuất XNK G - VINA

                   958

Cty TNHH TM Thiện Nhân

                   768

Cty TNHH Nước Giải Khát Delta

                   634

Cty TNHH Thuận Thịnh

                    593

Cty CP Rau Quả Thực Phẩm An Giang

                    590

Cty TNHH Sản Xuất Chế Biến Nông Sản Hương Việt

                    522

Doanh nghiệp tư nhân Minh Dũng

                    514

Cty TNHH 1TV Quốc Tế Nafoods

                    478

Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê đạt kim ngạch lớn sang Hàn Quốc 6T/2017 (ĐVT: nghìn USD)

Đơn vị

Trị giá

Cty TNHH 1TV XNK 2-9 ĐắK LắK

9.697

Cty TNHH Thương Phẩm ATLANTIC VN

5.584

Cty CP Intimex Mỹ Phước

4.910

Cty CP PHúC SINH

4.293

Cty TNHH Mtv Tni

2.982

Cty CP INTIMEX ĐắK Nông

2.808

Cty TNHH  VOLCAFE VN

2.725

Cty CP Tập Đoàn INTIMEX

2.034

Cty CP XNK Cà Phê Intimex Nha Trang

1.837

Cty CP Intimex Bình Dương

1.694

Cty CP Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Tân Sơn Nhất

1.581

Cty TNHH TM Và Chế Biến Louis Dreyfus Company VN

798

Cty TNHH Dakman VN

766

Cty TNHH  Sản Xuất Và TM Cát Quế

642

Cty TNHH Cà Phê Outspan VN

344

Cty TNHH Nestlé VN

226

Cty TNHH OLAM VN

217

CN Cty CP Tập Đoàn Trung Nguyên - Nhà Máy Cà Phê Sài Gòn

213

Cty TNHH Chế Biến - Xuất Khẩu Cà Phê

177

Cty TNHH TM Quốc Tế Phượng Hoàng

147

Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo

Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Hàn Quốc 6 tháng cuối năm 2017 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt khoảng 625,5 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016 do nhu cầu tiêu thụ hàng nông, thủy sản của người Hàn Quốc ngày một tăng, sản lượng thủy sản nội địa giảm và xu hướng quan tâm tới thực đơn ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe của người dân nước này. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường này sẽ gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi

+ Kinh tế Hàn Quốc sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2017. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc - BoK đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc năm 2017 từ 2,6% lên 2,8%, nhờ sự phục hồi kinh tế với tốc độ tăng trưởng đạt 2,9% trong quý I/2017, cao hơn so với mức tăng trưởng 2,4% của quý IV/2016.

+ Niềm tin tiêu dùng của Hàn Quốc đã cải thiện tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 6, đạt mức cao nhất trong 6 năm rưỡi, do những người dân lạc quan hơn về nền kinh tế này.

+ Hiệp định Thương mai tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Trên thị trường Hàn Quốc, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với tôm Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, Việt Nam chịu thuế nhập khẩu thấp nhất (10%) so với các nguồn cung đối thủ khác như Trung Quốc (20%), Ấn Độ (12,5%), Ecuador (20%) và Thái Lan (10%).

- Khó khăn

Với VKFTA, thách thức mà Hàn Quốc dành cho tôm Việt Nam là sẽ siết chặt hơn về vấn đề chất lượng.

Cục Quản lý Chất lượng thủy sản Quốc gia (NFQS) thuộc Bộ Thủy sản và Hải Dương Hàn Quốc (MOF) đã thông báo một số điều chỉnh Luật Quản lý Dịch bệnh Thủy sản nhằm bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh của nước này. Theo đó, tất cả thủy sản nuôi và tự nhiên nhập khẩu vào Hàn Quốc đều phải có chứng thư nhập khẩu do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Tất cả tôm ướp lạnh/đông lạnh (trừ tôm bỏ vỏ, bỏ đầu) sẽ phải kèm theo chứng thư nhập khẩu do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Tôm ướp lạnh và đông lạnh là một trong các mặt hàng thủy sản bị chỉ định kiểm dịch.

NFQS thông báo thời điểm áp dụng luật này kể từ ngày 01/4/2018 để các nước xuất khẩu có đủ thời gian để chuẩn bị cho việc cấp chứng thư.

Đối với mặt hàng rau hoa quả: Hàn Quốc có những quy định rất cao đối với sản phẩm nhập khẩu, tất cả các sản phẩm thực vật như rau quả và ngũ cốc đều phải qua kiểm dịch theo Luật Kiểm dịch Thực vật của Hàn Quốc. Đối với các loại rau quả chế biến, nhà máy cung cấp cần phải đạt được các tiêu chí theo giấy chứng nhận xuất khẩu do phía Hàn Quốc cấp sau khi họ đã kiểm tra dây chuyền sản xuất, lịch trình sản xuất từ vườn đến khâu thu hoạch, bảo quản tại kho, máy móc thiết bị chế biến, cách thức lưu giữ bảo quản sản phẩm…

Các loại thực vật và sản phẩm thực vật được chia thành 3 loại: mặt hàng không được phép nhập khẩu, mặt hàng phải kiểm dịch, hoặc mặt hàng được miễn kiểm dịch. Tất cả các sản phẩm thịt và thịt chế biến phải qua kiểm dịch theo quy định trong Luật Kiểm tra và Ngăn ngừa bệnh dịch đối với Động vật nuôi của Hàn Quốc.

 

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25