Xuất khẩu cao su và thủy sản sang Ấn Độ giảm
Sau khi Việt Nam và Ấn Độ cùng xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu nông sản, xuất khẩu các loại nông, thủy sản như cà phê, hạt tiêu…sang Ấn Độ đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt thấp hơn do sự sụt giảm của mặt hàng cao su và thủy sản.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2017, Ấn Độ đứng thứ 10 về tiêu thụ nông thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 264,1 triệu USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. Tính riêng trong tháng 10/2017, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 20,45 triệu USD, giảm 27,1% so với tháng trước và giảm 11,3% so với tháng 10/2016.
Đáng chú ý, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giảm trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chung của Việt Nam sang thị trường này vẫn duy trì đà tăng trưởng cao khi tăng tới 38,8% trong 10 tháng năm 2017, đạt 3,06 tỷ USD. Thống kê cũng cho thấy, trong số 28 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong 10 tháng năm nay phần lớn đều có kim ngạch xuất khẩu cao hơn cùng kỳ, nhưng xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản chính như thủy sản, cao su lại giảm.
(Nguồn: Tổng cục HảI quan)
Trong 10 tháng năm 2017, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ giảm mạnh nhất là cao su, giảm tới 31,2% so với 10 tháng năm 2016, đạt 71,23 triệu USD. Riêng trong tháng 10/2017, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này giảm 33,6% so với tháng trước và giảm 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6,3 triệu USD. Mặc dù xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng Ấn Độ vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn thứ 3 của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu cũng giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái dù lượng xuất khẩu tăng mạnh 39%. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Ấn Độ giảm là do giá hạt tiêu sụt giảm mạnh từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ấn Độ cũng giảm mạnh 37,9% trong tháng 10/2017, đạt 1,17 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ấn Độ giảm nhẹ 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 15,67 triệu USD.
Trong khi đó, cà phê là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Ấn Độ trong 10 tháng năm 2017 với 37,54 nghìn tấn, trị giá 62,76 triệu USD, giảm 6,65% về lượng nhưng lại tăng 13,6% về trị giá do giá cà phê tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam không chỉ riêng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ mà xuất khẩu sang các thị trường chính khác đều giảm trong năm nay do nguồn cung cà phê từ niên vụ trước bị ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, hạn hán làm giảm sản lượng cà phê tại các khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ấn Độ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Indonesia, Kênya và Uganda để chế biến và tái xuất. Lượng cà phê nhập khẩu để chế biến và tái xuất không phải chịu thuế hải quan. Tuy nhiên, cà phê nhập khẩu để tiêu thụ trong nước thường chịu thuế rất cao là 100% với cà phê hạt và 30% dưới dạng cà phê hòa tan hay hương cà phê. Do vậy, lượng cà phê nhập khẩu để tiêu thụ nội địa là không lớn và ít ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Ấn Độ trong tháng 10 và 10 tháng năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)
Tên hàng |
Tháng 10/2017 |
So với tháng 9/2017 (%) |
So với tháng 10/2016 (%) |
10 tháng năm 2017 |
So với 10 tháng năm 2016 (%) |
Tổng |
20.450 |
-27,1 |
-11,3 |
264.102 |
-6,9 |
Cà phê |
4.167 |
-40,0 |
-7,3 |
71.294 |
13,6 |
Cao su |
6.315 |
-33,6 |
-35,4 |
71.228 |
-31,2 |
Hạt tiêu |
3.340 |
-44,0 |
34,0 |
68.800 |
-9,9 |
Hạt điều |
5.407 |
45,8 |
34,9 |
35.227 |
53,8 |
Hàng thủy sản |
1.176 |
-37,8 |
-41,9 |
15.679 |
-4,5 |
Chè |
45 |
104,4 |
-82,5 |
1.873 |
20,6 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ dự báo sẽ còn nhiều khó khăn và trở ngại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường này sẽ phục hồi trong thời gian tới.
Nguyên nhân đưa ra nhận định trên là do Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia có sự tương đồng về sản xuất nông nghiệp và cùng có thế mạnh là xuất khẩu nông, thủy sản. Đặc biệt, việc Ấn Độ gia tăng bảo hộ các sản phẩm nông, thủy sản trong nước cũng khiến hàng nông, thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.
Thuận lợi
+ Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ cho năm 2017 và 2018 sẽ chậm hơn so với dự báo trước nhưng Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. IMF dự báo Ấn Độ sẽ tăng trưởng ở mức 6,7% vào năm 2017 và 7,4% vào năm 2018, thấp hơn 0,5% và 0,3% so với dự báo hồi đầu năm nay.
+ Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng gia vị và cà phê sang Ấn Độ vì đây là những mặt hàng không thể thiếu trong bữa ăn của người Ấn Độ và nhiều công ty Ấn Độ cũng nhập về để chế biến và xuất khẩu tới các nước khác. Đồng thời, Ấn Độ cũng tiêu thụ rất nhiều hạt điều. Các loại hoa quả mà ta có thế mạnh như thanh long, nhãn, vải cũng có thể xuất khối lượng lớn sang Ấn Độ.
+ Do nhu cầu tiêu thụ nội địa ở mức cao trong khi sản lượng một số mặt hàng nông, thủy sản của Ấn Độ như: cao su, hạt điều… vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nên Ấn Độ vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng này.
Khó khăn
+ Trong 6 tháng năm 2017, khoảng 1,5 triệu người Ấn Độ mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp ở nước này hiện ở mức hơn 4,6%, nhưng theo giới phân tích mức thất nghiệp thực tế có thể cao hơn nhiều.
+ Mặc dù Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ đã có hiệu lực thi hành nhưng trong mức áp thuế nhập khẩu của Ấn Độ đối với một số sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như hàng nông sản (hạt tiêu, hạt điều, cà phê, chè) vẫn còn cao hoặc nằm trong danh mục loại trừ. Trong quá trình đàm phán Hiệp định, dù có nhượng bộ nhất định nhưng Ấn Độ chỉ đồng ý giảm thuế xuống còn 45% đối với cà phê và chè đen, và 50% đối với hạt tiêu vào năm 2018 do đây là những sản phẩm nhạy cảm với Ấn Độ nhưng lại có lợi ích xuất khẩu đối với Việt Nam.
Theo WTO, mức thuế trung bình của Ấn Độ là 34,9% cao hơn nhiều so với mức thuế trung bình được áp dụng là 16,4%. Đối với các mặt hàng nông nghiệp, mức thuế áp dụng trong WTO của Ấn Độ thuộc loại cao nhất thế giới.
+ Bên cạnh các rào cản liên quan đến thuế, tại Ấn Độ còn tồn tại nhiều rào cản thương mại khác như hạ tầng cơ sở nghèo nàn, quản lý yếu kém, cơ chế giải quyết tranh chấp bảo thủ, chi phí sản xuất cao... Một số vấn đề liên quan đến áp dụng và thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục đánh giá chất lượng hàng hóa, chi phí giám định không thực sự hỗ trợ hàng hóa nhập khẩu.
+ Do chủ trương và chính sách bảo hộ ngành sản xuất nội địa, Ấn Độ hiện là một trong số các nước tiến hành điều tra chống bán phá giá và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất. Trong những năm gần đây, Ấn Độ có nhiều động thái gây khó khăn đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng điều nhân, cao su thiên nhiên.
+ Hệ thống pháp luật của Ấn Độ tương đối phức tạp dẫn đến hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp nước sở tại còn thiếu và yếu. Những thủ tục cần thiết giúp doanh nghiệp thâm nhập địa bàn và bám sát thị trường như thủ tục văn phòng đại diện, chi nhánh và công ty rất phức tạp, đòi hiểu nhiều loại giấy tờ, chi phí tư vấn cao, tốn nhiều thời gian và công sức.
Giải pháp:
Các cơ quan quản lý Việt Nam cần tích cực đàm phán với phía Ấn Độ nhằm triển khai việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, chấm dứt điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với các sản phẩm xuất khẩu của mỗi nước, phát huy hiệu quả các cơ chế đã được thiết lập như Tiểu ban Hỗn hợp về Thương mại, tăng cường hợp tác giữa các bang của Ấn Độ và các địa phương của Việt Nam, tăng cường trao đổi đoàn và hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, định kỳ tổ chức các hội chợ thương mại, các diễn đàn, sự kiện như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ, Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - CLMV (gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), triển khai nhanh và có hiệu quả Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, phê chuẩn các Hiệp định ASEAN - Ấn Độ về Dịch vụ và Đầu tư, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Trong năm 2018, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trở lại khi sản lượng cà phê của Việt Nam được dự báo được mùa trong vụ thu hoạch hiện tại. Trong khi đó, sản lượng cà phê Ấn Độ giảm có thể sẽ khiến người mua tại Ấn Độ tăng cường nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Hiệp hội các nhà trồng cây Karnataka (KPA) cho biết sản lượng cà phê Ấn Độ có thể giảm và chỉ đạt khoảng 300.000 tấn trong mùa vụ thu hoạch năm 2017-18 (bắt đầu thu hoạch từ 1/10), giảm 5,3% so với năm trước và là mức thấp nhất kể từ năm 2009-2010. Sản lượng Arabica của Ấn Độ có thể giảm xuống 90.000 tấn trong mùa vụ 2017-2018, so với mức 96.200 tấn của năm 2016-2017. Như vậy, sản lượng cà phê đã liên tục giảm trong 2 năm qua sẽ làm cho lượng cà phê xuất khẩu của nước này trong năm 2017-2018 sụt giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là do lượng mưa thấp gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây cà phê và khích thích sự phát triển, lây lan của dịch bệnh.
Thủy sản:
Trong 9 tháng năm 2017, chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ là cá tra, cá basa với kim ngạch đạt 13,2 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, xuất khẩu tôm các loại và cá đông lạnh sang thị trường này lại giảm mạnh 39% và 51,5% so với 9 tháng năm 2016.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ lại khá thấp. Nguyên nhân là do Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn của thế giới. Theo báo cáo của Globefish - một đơn vị thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc, trong số các nhà xuất khẩu thủy sản chính của thế giới, Ấn Độ dự kiến sẽ là nhà xuất khẩu nổi bật năm 2017, các vụ mùa bội thu tôm chân trắng là yếu tố chính đằng sau những kỳ vọng tăng 2,3 tỷ USD xuất khẩu thủy sản Ấn Độ năm 2017..
Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong 9 tháng năm 2017
Tên hàng |
Kim ngạch (USD) |
So với 9 tháng năm 2016 (%) |
Cá tra, basa |
13.201.248 |
7,6 |
Tôm các loại |
1.121.106 |
-39,0 |
Cá đông lạnh |
129.740 |
-51,5 |
Thân sứa |
67.530 |
|
Sò các loại |
16.485 |
64,6 |
Thủy sản làm cảnh |
6.529 |
-5,4 |
Mực các loại |
2.000 |
|
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
Tham khảo một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiêu biểu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong 9 tháng năm 2017
Tên doanh nghiệp |
Kim ngạch (nghìn USD) |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đại Thành |
2.413 |
Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang |
1.875 |
Công Ty Cổ Phần Gò Đàng |
1.610 |
Công Ty CP Thực Phẩm Bạn Và Tôi |
994 |
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Đa Quốc Gia I.D.I |
792 |
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng |
707 |
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Hải Hương |
628 |
Công Ty CP Nam Việt |
561 |
Công Ty TNHH Xây Dựng Và Hải Sản An Toàn |
537 |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thủy Sản Phát Tiến |
536 |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Chế Biến Thủy Sản Hoàng Long |
490 |
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Ngọc Xuân |
424 |
Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Mỹ |
320 |
Công Ty Tnhh Nguyễn Hưng Gia |
313 |
Công Ty CP Vĩnh Hoàn |
303 |
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta |
287 |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Cá |
261 |
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong |
178 |
Công Ty Cổ Phần Hùng Vương |
127 |
Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu |
125 |
Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Thương Mại Ngọc Hà |
100 |
+ Mặt hàng cao su
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ sụt giảm mạnh trong 10 tháng năm nay và có thể sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới do nguồn cung cao su nội địa của Ấn Độ gia tăng khiến các nhà sản xuất giảm nhập khẩu.
Theo Hội đồng Cao su Ấn Độ, trong 5 tháng đầu năm tài khóa 2017/2018, sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm tài khóa trước, đạt 259.000 tấn. Sản lượng cao su tự nhiên Ấn Độ năm tài khóa 2017 – 18 dự báo đạt 800.000 tấn – tăng 16% so với năm tài khóa trước.
Nhập khẩu tăng liên tục từ năm 2008/2009 lên đến mức cao nhất là 458.374 tấn trong năm 2015/2016. Tuy nhiên, nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ trong năm 2016/2017 giảm 7% xuống còn 426.188 tấn. Đồng thời nhập khẩu cao su tự nhiên tiếp tục giảm 11,6% trong 5 tháng đầu năm 2017/2018. Theo đó, nhập khẩu cao su tự nhiên của nước này trong năm tài khóa 2017 – 18 dự báo sẽ chỉ đạt 320.000 tấn.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cao su sang thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn do Chính phủ Ấn Độ đang áp dụng mức thuế nhập khẩu khá cao để bảo vệ ngành sản xuất cao su trong nước với mức thuế từ 25% - 70% đối với cao su thiên nhiên.
Hiện nay, phần lớn lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ là cao su SVR 3L với 22,12 nghìn tấn trong 9 tháng năm 2017, giảm 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là cao su RSS 3 đạt 11,1 nghìn tấn, giảm 37,1%.
Về giá, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đều tăng mạnh từ 25% - 30% trong 9 tháng năm 2017.
Chủng loại cao su của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ trong 9 tháng năm 2017 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD; giá XKBQ: USD/tấn)
Tên hàng |
9 tháng năm 2017 |
So với 9 tháng năm 2016 (%) |
||||
Lượng |
Trị giá |
Giá XKBQ |
Lượng |
Trị giá |
Giá XKBQ |
|
SVR 3L |
22.129 |
37.307 |
1.686 |
-46,9 |
-31,4 |
29,2 |
RSS3 |
11.118 |
18.816 |
1.692 |
-37,1 |
-24,4 |
20,2 |
SVR 10 |
3.031 |
5.016 |
1.655 |
-62,0 |
-52,1 |
25,8 |
SVR CV60 |
867 |
1.492 |
1.721 |
13,7 |
40,1 |
23,2 |
Cao su tổng hợp |
539 |
901 |
1.671 |
312,6 |
470,5 |
38,3 |
Latex |
461 |
638 |
1.384 |
-40,1 |
-24,8 |
25,5 |
RSS1 |
361 |
678 |
1.878 |
-44,5 |
-31,2 |
23,8 |
Cao su hỗn hợp |
242 |
353 |
1.457 |
|
|
|
SVR 20 |
20 |
37 |
1.840 |
-52,4 |
-33,6 |
39,4 |
SVR CV50 |
5 |
9 |
1.750 |
-87,5 |
-83,8 |
29,6 |
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)
Tham khảo một số doanh nghiệp xuất khẩu cao su tiêu biểu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong 9 tháng năm 2017
Tên doanh nghiệp |
Kim ngạch (nghìn USD) |
Công Ty TNHH Một Thành Viên Thắng Thắng Lợi |
8.861 |
Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hoa Sen Vàng |
7.572 |
Công Ty Cổ Phần Cao Su Việt Phú Thịnh |
6.393 |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Cao Su Liên Anh |
6.040 |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Lợi |
4.110 |
Công Ty TNHH R1 International (Việt Nam) |
3.658 |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hưng Thịnh |
3.260 |
Công Ty TNHH Cao Su Thuận Lợi |
2.518 |
Công Ty TNHH Công Nghiệp Vạn Xuân |
2.245 |
Công Ty TNHH Thương Mại Hòa Thuận |
2.213 |
Công Ty TNHH Mai Thảo |
2.094 |
Công Ty TNHH Một Thành Viên Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai |
1.734 |
Công Ty Cổ Phần Tài Nguyên Cnc Toàn Cầu |
1.207 |
Công Ty TNHH Một Thành Viên Huy Anh |
1.136 |
Công Ty TNHH Southland International |
1.025 |
Công Ty TNHH Cao Su Đông Nam Á |
883 |
Công Ty TNHH 1 Tv Cao Su Bình Thuận |
851 |
Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại Nhật Nam |
826 |
Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú |
820 |
(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)
Địa chỉ: 14 Châu Văn Tiếp, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng