Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Pháp 9 tháng năm 2017 đạt 186,6 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 9/2017 xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 20,4 triệu USD, giảm 13,5% so với tháng 8/2017 và giảm 5,1% so với tháng 9/2016.

   Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Pháp năm 2016-2017

(ĐVT: triệu USD)        

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về chủng loại xuất khẩu:

Các mặt hàng nông, thủy sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp trong 9 tháng đầu năm 2017 gồm: hàng thủy sản, cà phê, hàng rau quả, hạt tiêu, hạt điều, cao su, gạo…

+ Mặt hàng thủy sản:

Thủy sản là mặt hàng chiếm kim ngạch lớn nhất trong 9 tháng năm 2017 đạt gần 79,2 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 9 năm 2017, xuất khẩu thủy sản đạt 9,78 triệu USD, giảm 11,9% so với tháng 8/2017 nhưng lại tăng 2,6% so với tháng 9/2016.

Các chủng loại thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này gồm: tôm, cá đông lạnh, ghẹ, mực, cá tra, cá basa, chả cá… Theo số liệu thống kê thực tế, trong 8 tháng đầu năm 2017, tôm là chủng loại xuất khẩu lớn nhất chiếm tới 61,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 43,3 triệu USD. Cá đông lạnh (cá ngừ, cá thu…) đứng vị trí thứ 2 đạt 6,7 triệu USD, giảm nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Ghẹ đứng vị trí tiếp theo đạt 5,8 triệu USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, xuất khẩu mực tăng mạnh tới 130,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4,5 triệu USD.

Pháp là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 trong khối EU. Đây cũng là một trong 20 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2017 Pháp đang tăng nhập khẩu cá ngừ từ các nước. Cụ thể, tính đến hết tháng 5/2017, Pháp đã nhập khẩu 48 nghìn tấn các sản phẩm cá ngừ, tương đương 246 triệu USD, tăng 10% về khối lượng và 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Hiện Pháp cũng đang tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong 8 tháng đầu năm nay, Pháp đã nhập khẩu 1,77 triệu USD các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Đây là tín hiệu tốt để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá ngừ tới thị trường này trong thời gian tới.

Trong số các sản phẩm cá ngừ, Pháp đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ đóng hộp và thăn/philê cá ngừ đông lạnh từ các nước. Nguyên nhân là do hệ quả của quá trình quốc tế hóa cao, các công ty cá ngừ của Pháp đã chuyển dần các nhà máy chế biến của mình sang các nước có chi phí sản xuất thấp hơn và nằm gần khu vực bốc dỡ sản lượng khai thác. Và do đó, Pháp ngày càng phụ thuộc vào các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp và thăn/philê cá ngừ đông lạnh nhập khẩu từ các nước. Nhập khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp của Pháp hiện đang chiếm hơn 81% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của nước này; thăn/philê cá ngừ đông lạnh chiếm 6%, còn lại là các sản phẩm cá ngừ sống, tươi và đông lạnh khác.

Dự báo, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong quý IV/2017 tiếp tục tăng do nhu cầu và tiêu dùng thủy sản, đặc biệt là tôm và cá ngừ tại Pháp vẫn đứng ở mức cao.

+ Mặt hàng cà phê:

Cà phê hiện giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp. Đây là sản phẩm nhập khẩu lớn thứ hai, sau dầu mỏ tại Pháp. Năm 2016, nhập khẩu cà phê của Pháp đạt 2,356 tỷ USD.

Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang Pháp trong 9 tháng năm 2017 đạt 54,6 triệu USD, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 9/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,9 triệu USD, giảm 18,3% so với tháng 8/2017 và giảm 40,7% so với tháng 9/2016.

Riêng trong 8 tháng đầu năm 2017, các chủng loại cà phê xuất khẩu sang thị trường này gồm: cà phê Robusta và Arabica. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất chiếm 97,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt trị giá gần 23,4 triệu USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu cà phê Arabica đứng vị trí tiếp theo đạt trị giá 585 nghìn USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước

Giá xuất khẩu cà phê Arabia sang thị trường này trong 8 tháng năm 2017 đạt bình quân 2.113 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Pháp có thị trường tiêu dùng cà phê quy mô lớn với hơn một nửa dân số uống cà phê hàng ngày và đứng thứ 17 trên thế giới về tiêu thụ cà phê với mức bình quân 5,5 kg/ người mỗi năm. Cà phê là loại đồ uống được sử dụng nhiều thứ hai tại Pháp (sau nước) với mức tiêu thụ bình quân 2,5 ly cà phê/người mỗi ngày. Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Pháp tăng khá đều về lượng. Là nước có vị trí hàng đầu thế giới về ẩm thực, người tiêu dùng Pháp rất nhạy cảm với các chỉ dấu về địa lý và nguồn gốc xuất xứ của cà phê (tương quan chất lượng/sở thích/xuất xứ). Do đó, cà phê chất lượng cao “grand cru” có nhiều cơ hội phát triển, thông qua mạng lưới các nhà phân phối rang xay thủ công truyền thống, hoặc tại các hệ thống phân phối lớn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Pháp gần đây cũng rất nhạy cảm với các loại cà phê được được sản xuất và kinh doanh theo tôn chỉ “phát triển bền vững” và “thương mại công bằng”. Cà phê rang xay là loại được tiêu thụ lớn nhất tại thị trường Pháp, với lượng tiêu thụ bình quân hàng năm lên tới 4,6 triệu bao (chiếm 85,9% tổng lượng tiêu thụ). Lượng cà phê hòa tan tiêu thụ hàng năm hiện xoay quanh mức 760.000 bao, chiếm khoảng 14,5%. Cà phê Arabica là loại được tiêu dùng phổ biến, chiếm khoảng 50% doanh số bán ra toàn thị trường Pháp, cà phê Robusta chiếm khoảng 30% trong hệ thống phân phối cà phê trên thị trường Pháp. Thị trường bán lẻ của Pháp chiếm hơn 80% cả về khối lượng và giá trị; Các kênh phân phối chủ yếu là hệ thống siêu thị lớn như Carrefour, Auchan, Casino và Franprix.

Một số thuận lợi khi xuất khẩu cà phê vào thị trường Pháp:

Pháp là một thị trường tiêu thụ cà phê lớn với hàng chục triệu người tiêu dùng bản địa và khách du lịch có nhu cầu uống cà phê hàng ngày cộng với khả năng tái xuất một lượng đáng kể cà phê sang các nước.

Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp hiện đã lên đến hàng trăm ngàn người có xu hướng uống cà phê Việt Nam bên cạnh các lựa chọn khác. Cà phê Trung Nguyên trở thành lựa chọn số 1 đối với nhiều người Việt Nam và một số lượng đáng kể người Pháp đã từng đi du lịch hoặc sinh sống tại Việt Nam sau khi nhãn hiệu này chinh phục được thị trường trong nước. Tuy nhiên, sự hiện diện trên thị trường và nhận thức của người dân Pháp về cà phê Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cà phê Việt Nam vào Pháp phần lớn dưới dạng nguyên liệu. Nhiều người uống cà phê có tâm lý trung thành với nhãn hiệu ưa thích và chịu ảnh hưởng marketing mạnh mẽ của các thương hiệu toàn cầu có hương vị đặc trưng và có hình ảnh quảng cáo hấp dẫn. Mặc dù vậy, nhờ lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào và hương vị thơm ngon tự nhiên, cà phê Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Pháp ở các phân khúc thị trường cao hơn và mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển từ xuất khẩu cà phê hạt sang xuất khẩu cà phê rang xay, cà phê bao nén và cà phê hòa tan uống liền cho thị trường Pháp thông qua các phương thức như sau:

 - Hợp tác với các nhà rang xay bản địa để thuê họ chế biến.

 - Hợp đồng phân phối với các tập đoàn bán lẻ như Casino, Carefour và Franprix.

- Hợp đồng cung ứng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các trường đại học.

 - Hợp đồng cung ứng cho các công ty bán hàng qua mạng internet và bán qua máy tự động.

 - Hợp tác với các hãng hàng không (trước hết là với Vietnam airlines).

 - Trực tiếp giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thực phẩm, đồ uống, diễn đàn kinh doanh, sự kiện lễ hội văn hóa - ẩm thực, ấn phẩm thương mại.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nghiên cứu thành phần các loại cà phê đang được tiêu thụ phổ biến tại Pháp để từ đó tìm ra công thức gia giảm, pha trộn các loại cà phê khác nhau, bổ sung hương liệu cho sản phẩm cà phê tiện dụng sản xuất tại Việt Nam phù hợp với sức khỏe và tập quán uống cà phê của người Pháp ở các độ tuổi khác nhau. Một số bạn bè Pháp nhất là người lớn tuổi nhận xét cà phê Việt Nam thơm ngon nhưng uống xong dễ say vì hàm lượng cafein quá cao. Họ có thể uống 5 ly Carte noire của hãng Kraft một ngày nhưng không thể dùng cà phê Trung Nguyên với cùng tần suất. Mặt khác, để có thể cạnh tranh thành công trên thị trường Pháp, cà phê Việt Nam còn cần được chú trọng về bao bì (thiết kế, chất liệu) và chiến lược marketing (tiếng Pháp với văn phong Pháp, hình ảnh, phương tiện). Trong lĩnh vực này, các chuyên gia người Pháp hoặc người Việt Nam sống lâu năm tại Pháp có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam. Cà phê Việt Nam có thể bước tiếp từ đẳng cấp “chất lượng quốc gia + thương hiệu quốc gia” lên đẳng cấp “chất lượng quốc tế + thương hiệu quốc tế”. “Trung Nguyên” có thể đi tiên phong và mở đường cho các thương hiệu cà phê Việt Nam khác chinh phục thị trường Pháp.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Pháp từ Việt Nam trong 7 tháng năm nay đạt 59,8 triệu USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2016.

7 tháng năm 2017, thị phần nhập khẩu cà phê của Pháp từ Việt Nam đã tăng lên 3,9% so với mức 3,6% của tháng 7 tháng năm 2016. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu cà phê của Pháp từ một số nước lớn giảm như: từ Italia, Bỉ, Honduras, Ethiopia, Tây Ban Nha...

Dự báo, xuất khẩu cà phê sang Pháp trong quý IV/2017 sẽ phục hồi do nhu cầu thị trường tăng cao phục vụ kỳ nghỉ lễ cuối năm, cùng với đó là thời điểm vào vụ thu hoạch mới (2017-2018) của Việt Nam, các doanh nghiệp đẩy mạnh các hợp đồng xuất khẩu.

+ Mặt hàng hạt điều:

Hạt điều là mặt hàng xuất khẩu sang Pháp tăng khá trong 8 tháng năm 2017 đạt trị giá 25,4 triệu USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2016. Tính riêng tháng 8/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,6 triệu  USD, giảm 15,9% so với tháng 7/2017; tuy nhiên so với tháng 8/2016 lại tăng tới 79,9%. Giá xuất khẩu hạt điều sang thị trường này trong 8 tháng đạt 10.948 USD/tấn, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Ngoài ra, xuất khẩu một số mặt hàng khác sang Pháp tăng trưởng mạnh trong 8 tháng năm nay như: xuất khẩu hàng rau quả tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2016. Và xuất khẩu mặt hàng cao su và gạo tăng lần lượt 30,5%; 17,2%, riêng xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu giảm 47,1%.

Để chiếm lĩnh tốt hơn thị trường Pháp, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng bao bì, bảo đảm nguồn cung ổn định, đồng thời tham gia các hội chợ chuyên ngành tại Pháp để xây dựng, phát triển quan hệ bạn hàng với các nhà nhập khẩu và các nhà môi giới. Bên cạnh đó, có thể mời chuyên gia kiểm soát chất lượng sản phẩm và công nhân lành nghề của Pháp đến Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn vừa để nâng cao chất lượng sản phẩm vừa thông qua họ marketing các sản phẩm tại thị trường Pháp.

Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Pháp 9 tháng và tháng 9 năm 2017  (ĐVT: nghìn USD)

Tên hàng

9 tháng năm 2017

% so 9 tháng năm 2016

Tháng 9 năm 2017

% so tháng 8 năm 2017

% so tháng 9 năm 2016

Hàng thủy sản

79.191

6,3

9.781

-11,9

2,6

Cà phê

54.612

4,0

3.948

-18,3

-40,7

Hạt điều

25.440

23,3

3.598

-15,9

79,9

Hàng rau quả

12.075

39,6

1.376

25,0

32,1

Hạt tiêu

10.379

-47,1

971

-45,1

-36,0

Cao su

4.781

30,5

696

46,9

-0,4

Gạo

197

17,2

0

 

 

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Dự báo: xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Pháp trong quý IV/2017 sẽ thuận lợi do nhu cầu cao và kinh tế Pháp hiện nay tăng trưởng khả quan tác động đến chi tiêu tiêu dùng tăng.

- Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng.

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch cao sang Pháp 8 tháng năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Doanh Nghiệp

Trị giá

Cty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Pataya (VN)

7.651

Cty CP Chăn nuôi C.P. VN - CN Đông Lạnh Thừa Thiên Huế

5.967

Cty CP Thủy Sản Cửu Long

4.675

Cty CP Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau

4.486

Cty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú

2.647

Cty CP Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh

2.372

Cty CP Chế Biến Thực Phẩm Ngọc Trí

1.964

Cty TNHH Thực Phẩm Thủy Sản Minh Bạch

1.703

Cty CP Thủy Sản Bình Định

1.680

Cty TNHH KD Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt

1.425

Cty TNHH Chế Biến XNK Thủy Sản Quốc ái

1.362

Cty TNHH Thủy Sản Trọng Nhân

1.330

Cty TNHH Thủy Sản AOKI

1.324

Cty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Minh C­ường

1.284

Cty CP Thủy Sản Cổ Chiến

1.230

Cty TNHH Minh Đăng

1.203

Cty TNHH Thủy Sản Nvd

1.194

Cty TNHH Hải Nam

1.122

Cty CP XNK Thủy Sản Nam Việt

1.043

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Tham khảo một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê đạt kim ngạch cao sang Pháp 8 tháng năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Doanh Nghiệp

Trị giá

Cty CP Tập Đoàn Intimex

10.636

Cty CP Tổng Cty Tín Nghĩa

4.105

Cty TNHH Sunwah Commodities (VN)

3.660

Cty CP XNK Cà Phê Intimex Nha Trang

3.067

Cty TNHH NEUMANN GRUPPE VN

2.463

Cty TNHH TOUTON VN

2.431

Cty CP INTIMEX Đắk Nông

2.391

Cty CP Intimex Mỹ Phư­ớc

2.273

CN Cty CP Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột

2.160

Cty TNHH Dakman VN

2.146

Cty CP Phúc Sinh

1.436

Cty TNHH Nestlé VN

1.429

Cty TNHH XNK Hoa Trang  - Gia Lai

1.269

TổNG Cty Cà Phê VN

1.136

DNTN Cà Phê Minh Tiến

1.096

Cty TNHH 1TV XNK 2-9 ĐắK LắK

1.067

Cty TNHH Minh Huy

944

Cty TNHH Mercafe VN

765

Cty TNHH Comercial Exportadora VN

639

Cty TNHH OLAM VN

633

Cty CP Agrexport

611

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

               

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25