Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Nhật Bản 5 tháng năm 2017 đạt gần 641 triệu USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu sang thị trường này đạt 157,1 triệu USD, tăng 12,5% so với tháng 4/2017 và tăng 31,8% so với tháng 5/2016.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Nhật Bản  2016-2017

Trong 5 tháng đầu năm 2017, các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản gồm 7 mặt hàng chính là: các mặt hàng thủy sản, cao su, hàng rau quả, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn và các sản phẩm về sắn.

Đối với mặt hàng thủy, hải sản:

Nhật Bản hiện là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ và đứng đầu Châu Á và cũng là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất thế giới (67kg/người/năm). Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2016 đạt 13,59 tỷ USD, tăng 4,45% so với năm 2015. Nguồn cung của Nhật Bản khá đa dạng với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ 123 quốc gia khác nhau.

Trong một thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam với tỷ trọng ổn định ở mức trên dưới 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Tính hết tháng 5/2017, hàng thủy sản hiện là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 473,7 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 114,6 triệu USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 38,2% so với tháng 5/2016.

Kết quả trên đã đưa nước này vượt qua Mỹ và EU, trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Nguyên nhân là do đồng Yên của Nhật tăng giá nên doanh nghiệp tôm trong nước chuyển sang khai thác mạnh ở thị trường này. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ lại giảm do giá tôm nguyên liệu tăng mạnh và ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá. Với thị trường EU, xuất khẩu cá tra sang đây sụt giảm mạnh là lý do chính khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu tiếp tục sụt giảm.

Đối với mặt hàng cà phê:

Kim ngạch xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2017 sang thị trường Nhật Bản đạt 95,4 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 23,4 triệu USD, tăng 33,2% so với tháng trước và tăng 12,4% so với tháng 5/2016.

Robusta là chủng loại được xuất khẩu lớn nhất trong 5 tháng chiếm 90,4% tổng lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường này, đạt 36,6 nghìn tấn, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến, xuất khẩu cà phê hòa tan Arabica với 2,46 nghìn tấn, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê hòa tan và cà phê Excelsa đạt khối lượng thấp lần lượt 1,42 nghìn tấn và 12 tấn.

Giá xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản trong 5 tháng năm nay đạt 2.310 USD/tấn, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới sẽ tiếp tục thuận lợi do người tiêu dùng Nhật sử dụng nhiều hơn, khí hậu Nhật Bản không phù hợp với cây cà phê vì vậy, họ phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê sang thị trường này trong năm 2017 cần tiếp tục kiểm soát tốt chất lượng và các khâu an toàn vệ sinh thực phẩm vì Nhật Bản sẽ kiểm soát chất lượng cà phê nhập khẩu gắt gao hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Nhật Bản còn quan tâm đến các mặt hàng có thương hiệu.

Theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam 4 tháng năm 2017 đạt 67,5 triệu USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2016.

4 tháng năm 2017 thị phần nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam đã tăng lên 13% so với mức 10,4% của tháng 4 tháng năm 2016. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ một số nước lớn giảm như: Braxin, Guatemala...

Mặt hàng rau quả:

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả 5 tháng đầu năm 2017 sang thị trường Nhật Bản đạt 43,3 triệu USD, tăng 56,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 11,8 triệu USD, tăng 30% so với tháng trước và tăng 72% so với tháng 5/2016.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trên 56%. Đây được đánh giá là thị trường tiềm năng song Nhật Bản hiện chỉ mới cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ) được nhập khẩu vào nước này.

Trên thực tế, Nhật Bản là một trong những nước đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất cao. Các tiêu chuản của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Đáng chú ý, các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và nhập khẩu.

Các mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ chịu sự điều chỉnh về thuế nhập khẩu và các biện pháp vệ sinh kiểm dịch. Hiện nay, Nhật Bản chỉ cho phép nhập khẩu một số loại quả tươi có hạt của Việt Nam là chuối, xoài và thanh long (ruột trắng, ruột đỏ) được nhập khẩu vào nước này do đã đáp ứng được các yêu cầu trong Luật Kiểm dịch thực vật của Nhật Bản.

Nhật Bản vẫn được đánh giá là nước có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế, muốn nắm bắt được cơ hội này thì việc đáp ứng “tiêu chuẩn cao” là điều kiện tiên quyết. Việc đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản là yêu cầu bắt buộc với mọi nhà nhập khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải đáp ứng được nếu muốn thâm nhập vào thị trường này.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017  (ĐVT: nghìn USD)                                        

Tên hàng

5 tháng năm 2017

% so 5 tháng năm 2016

Tháng 5 năm 2017

% so tháng 4 năm 2017

% so tháng 5 năm 2016

Tổng

640.998

27,8

157.149

12,5

31,8

Hàng thủy sản

473.703

32,2

114.660

6,9

38,2

Cà phê

95.445

19,4

23.414

33,2

12,4

Hàng rau quả

43.296

56,1

11.831

30,0

72,0

Hạt điều

10.381

35,6

3.852

144,3

153,4

Cao su

9.062

53,7

1.470

-33,0

-0,5

Hạt tiêu

8.443

-21,1

1.922

-1,0

28,9

Sắn và các sản phẩm từ sắn

667

-94,0

0

 

 

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

- Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn sang Nhật Bản 5T năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Doanh Nghiệp

Trị giá

Cty CP Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang

35.220

Cty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú

25.443

Cty CP Thực Phẩm XK Trung Sơn Hưng Yên

17.062

Cty CP Hải Việt

16.827

Cty CP Thực Phẩm Sao Ta

16.686

Cty CP Thực Phẩm Trung Sơn

15.413

Cty TNHH Chế Biến & XK Thủy Sản CAM RANH

15.224

Cty CP XNK Thủy Sản Miền Trung

12.003

Cty CP Thủy Sản Cổ Chiên

11.622

Cty TNHH KD Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt

10.772

Cty TNHH hải sản Thanh Thế

9.133

Cty TNHH THủY SảN ĐôNG HảI

8.453

Cty TNHH Hải Nam

8.175

Cty CP Sài Gòn FOOD

7.879

Cty CP Thủy Sản Sạch Việt Nam

7.870

Cty CP Thực Phẩm Gn

7.300

Cty TNHH thực phẩm XK Nam Hải

6.970

Cty CP Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh

6.675

Cty CP Thủy Sản Thông Thuận Cam Ranh

6.489

Cty TNHH Thực Phẩm Amanda (Việt Nam).

6.105

Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo

Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê đạt kim ngạch lớn sang Nhật Bản 5 tháng năm 2017  (ĐVT: nghìn USD)

Đơn vị

Trị giá

Cty TNHH 1TV XNK 2-9 ĐắK LắK

17.796

Cty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước

14.072

Cty Cổ Phần INTIMEX ĐắK NôNG

8.923

CN Cty TNHH Cà Phê Vĩnh An Tại Đồng Nai

7.727

Cty TNHH Cà Phê Outspan Việt Nam

7.081

Cty TNHH Dakman Việt Nam

6.752

Cty Cổ Phần XNK Cà Phê Intimex Nha Trang

6.124

Cty TNHH Thương Phẩm ATLANTIC Việt Nam

5.621

Cty TNHH OLAM Việt Nam

3.550

Cty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cát Quế

3.452

Cty TNHH Cà Phê Hà Lan Việt Nam

2.388

CN Cty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột

2.385

Cty TNHH INSTANTA Việt Nam

1.198

Cty TNHH Hồ Phượng

1.016

Cty TNHH Như Tùng

956

Cty TNHH 1TV Cà Phê Thắng Lợi

808

Cty TNHH NEUMANN GRUPPE Việt Nam

649

Cty Cổ Phần Intimex Bình Dương

600

Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo

Top 30 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hàng rau quả đạt kim ngạch lớn sang Nhật Bản 5T năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Đơn vị

Trị giá

Cty TNHH Đà LạT HASFARM

 7.695

Cty TNHH TM Xnk Quảng An

 6.918

Cty Cổ Phần Thủy Sản Bạc Liêu

 6.802

Cty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta

 2.312

Cty TNHH Thực Phẩm Đà LạT- Nhật Bản

 2.265

Cty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Hàng Ngày Đà Lạt

 1.999

Cty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải (Cofidec)

 1.979

Cty TNHH HATCHANDO Việt Nam

 1.411

Cty TNHH MTV TM Đắc Vinh Danh

 1.240

Cty TNHH PACIFIC

 1.175

Cty TNHH APOLLO

 1.072

Cty TNHH Thực Phẩm ASUZAC

 1.028

Cty Cổ Phần Thực Phẩm Dân ôn

 899

Cty CP Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Miền Tây

 767

Cty TNHH  Thực Phẩm Quốc Tế GIAVICO

 713

Cty TNHH Thụy Hồng Quốc Tế

 643

Cty TNHH Thực Phẩm Asuzac Đà Lạt

 608

Cty CP Nông Sản Thực Phẩm Lâm Đồng

 572

Cty TNHH Chế Biến Trái Cây Yasaka

 553

Cty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Đà Lạt Tự Nhiên

 528

Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo

3. Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất

- Những thuận lợi xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Nhật Bản hiện nay:

Hiện nay xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Nhật đang mở rộng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Có được điều này là từ ba lý do chính sau: 

Thứ nhất: Sự hỗ trợ của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật. Thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ vào năm 2010 đến nay. Điểm quan trọng của thỏa thuận này là việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản như trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo lộ trình VJEPA, đến năm 2020 sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%.

Thứ hai: Sự ưa chuộng nông thủy sản nhiệt đới của thị trường Nhật. Do sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do khác biệt về vùng khí hậu, sở thích của người Nhật đối với hoa quả có vị ngọt và đặc biệt là hiện nay nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức khỏe của họ nên các mặt hàng như chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ của Việt Nam rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng. 

Thứ ba: Nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản của Nhật gia tăng. Nhu cầu về mặt hàng nông thủy sản của Nhật ngày càng tăng do tỷ lệ nông nghiệp ngày càng nhỏ đi trong cơ cấu GDP của Nhật, từ gần 13% năm 1960 xuống chỉ còn hơn 1% năm 2012. Do vậy, tỷ lệ đảm bảo tự cấp lương thực ở Nhật cũng giảm mạnh trong nhiều năm qua. Gần đây, Nhật đã nới lỏng hơn một số tiêu chí về dư lượng kháng sinh đối với gạo nhằm tăng lượng nhập khẩu gạo so với trước đây. Ngoài ra, việc Nhật Bản tham gia đàm phán Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ làm giảm đáng kể các mức thuế cao mà Nhật hiện đang áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu như 778% đối với gạo, 328% với đường và 218% với sữa bột.

- Thách thức và khó khăn:

+ Mặt hàng thủy sản

Trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng mạnh trở lại, trong đó có thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, mức thuế chưa hợp lý khi xuất sang Nhật Bản buộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và doanh nghiệp tìm giải pháp để tăng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này.

Một trong những điểm sáng là xuất khẩu mặt hàng cá ngừ hồi phục trở lại và đạt giá trị xuất khẩu 216 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá trị tăng là nhờ vào hai mặt hàng cá ngừ chế biến đóng hộp và cá ngừ đông lạnh, còn cá ngừ dùng để làm các món ăn sushi không đáng kể.

Nhật Bản là một trong 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những khó khăn của cá ngừ Việt Nam là đang bị áp thuế cao hơn các nước trong khu vực là Thái Lan và Philippines.

Vì thế, VASEP đã kiến nghị Bộ chủ quản làm việc với phía Nhật Bản để đưa mức thuế nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam về 0% như hai quốc gia nói trên. Hiện tại, cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đang chịu mức thuế 6,4% tại thị trường Nhật Bản, mức thuế này khiến cá ngừ đóng hộp của Việt Nam không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan.

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25