Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ nông, thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 với kim ngạch đạt gần 3,45 tỷ USD, tăng mạnh 36,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản sang thị trường này chiếm tới 28,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước, đồng thời chiếm 26,49% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.
Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng một phần là do nhu cầu nhập khẩu gia tăng từ thị trường này, đồng thời giá nông, thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng trong tháng 6/2017, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 576,48 triệu USD, giảm 13,6% so với tháng 5/2017 nhưng lại tăng mạnh 63,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Trung Quốc năm 2016-2017
Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017 ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD
Tên hàng |
Tháng 6/2017 |
So với tháng 5/2017 (%) |
So với tháng 6/2016 (%) |
6 tháng năm 2017 |
So với 6 tháng năm 2016 (%) |
|||||
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
|
Tổng |
|
576.480 |
|
-13,6 |
|
63,5 |
|
3.449.281 |
|
36,7 |
Hàng rau quả |
|
195.537 |
|
-33,7 |
|
74,1 |
|
1.249.175 |
|
53,5 |
Gạo |
160.164 |
70.050 |
-38,4 |
-38,0 |
47,4 |
45,4 |
1.231.457 |
557.304 |
35,6 |
33,1 |
Cao su |
72.162 |
107.460 |
135,5 |
117,2 |
56,5 |
83,8 |
292.784 |
540.287 |
21,3 |
82,7 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn |
250.584 |
63.494 |
7,1 |
12,8 |
70,9 |
39,9 |
1.804.959 |
438.117 |
-2,4 |
-8,4 |
Hàng thủy sản |
|
97.070 |
|
-12,0 |
|
102,7 |
|
433.475 |
|
47,9 |
Hạt điều |
3.628 |
36.698 |
3,0 |
4,0 |
17,6 |
49,6 |
18.375 |
177.158 |
-12,6 |
12,9 |
Cà phê |
1.479 |
4.751 |
-21,5 |
-16,4 |
-77,1 |
-64,2 |
15.834 |
47.262 |
-44,0 |
-19,5 |
Chè |
1.200 |
1.420 |
9,1 |
-45,0 |
10,8 |
-45,3 |
5.091 |
6.502 |
64,6 |
-22,8 |
So với tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản tới thị trường Trung Quốc đều giảm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả giảm 33,7%, gạo giảm 38%, chè giảm 45%... Trái lại, kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh gấp 2,1 lần so với tháng trước, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 12,8%.
Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh chủ yếu là do đẩy mạnh xuất khẩu hàng rau quả , gạo, cao su tới thị trường này. Trong đó, hàng rau quả là mặt hàng được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, với kim ngạch đạt 1,24 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng tăng mạnh 33,1% so với 6 tháng năm 2016. Trong khi đó, cao su là mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh nhất, tăng 82,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét về tỷ trọng, 6 tháng đầu năm nay Trung Quốc đứng đầu về tiêu thụ một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như sắn và các sản phẩm từ sắn, hàng rau quả, cao su, gạo và chiếm tỷ trọng từ 44% - 87% tổng kim ngạch của các mặt hàng nói trên.
Xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam và thị phần của Trung Quốc 6 tháng năm 2017
Tên hàng |
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (nghìn USD) |
Xuất khẩu sang Trung Quốc (nghìn USD) |
Thị phần Trung Quốc trên tổng KNXK (%) |
Tổng kim ngạch |
12.094.391 |
3.449.281 |
28,5 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn |
502.986 |
438.117 |
87,1 |
Hàng rau quả |
1.668.690 |
1.249.175 |
74,9 |
Cao su |
896.313 |
540.287 |
60,3 |
Gạo |
1.277.852 |
557.304 |
43,6 |
Hàng thủy sản |
3.587.193 |
433.475 |
12,1 |
Hạt điều |
1.471.154 |
177.158 |
12,0 |
Chè |
97.451 |
6.502 |
6,7 |
Cà phê |
1.880.127 |
47.262 |
2,5 |
Hạt tiêu |
712.624 |
0 |
0,0 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu củaTổng cục Hải quan
Nhận định và dự báo:
Trong nhiều năm qua, với dân số đứng đầu thế giới và vị trí địa lý ngay sát Việt Nam, Trung Quốc luôn là thị trường lớn và trọng điểm của nông sản, thực phẩm Việt Nam, có kim ngạch tăng trưởng bình quân đạt trên 30%/năm trong giai đoạn 2011-2016, chiếm tỷ trọng khoảng 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Mặc dù tăng mạnh trong những năm qua song tiềm năng xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn rất lớn. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết chỉ trong vòng 15 năm, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Trung Quốc tăng từ 9 tỷ USD lên gần 113 tỷ USD năm 2015, chiếm 8,3% tổng kim ngạch thương mại của nhóm mặt hàng này của toàn thế giới.
Trong khi đó, theo trang tin về dữ liệu, phân tích về nông nghiệp Informa Agribusiness Intelligence, Trung Quốc dự báo sẽ là một trong những thị trường nhập khẩu mặt hàng nông sản chủ chốt hấp dẫn nhất trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu tự cung tự cấp một số sản phẩm nông sản trong đó đáp ứng ít nhất 95% nhu cầu tiêu thụ gạo, lùa mỳ và ngô trong nước. Tuy nhiên, những khó khăn về nguồn nước và tài nguyên đất đồng nghĩa với quốc gia này khó lòng có thể đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Số liệu của Bộ Bảo Vệ Môi Trường Trung Quốc cho biết khoảng 20% đất nông nghiệp của nước này đang bị ô nhiễm, chủ yếu bởi cadmium, nickel và arsen. Do đó quốc gia này nhiều khả năng sẽ mở cửa tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là nông sản chất lượng cao trong thời gian tới.
Với dân số 1,4 tỷ dân và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu có nhu cầu thực phẩm ngày một gia tăng, Trung Quốc đang là điểm đến hấp dẫn cho các công ty nông nghiệp trên khắp thế giới. Tầng lớp trung lưu tại quốc gia này có nhu cầu ăn phong phú hơn và đặc biệt là yêu cầu về chất lượng thực phẩm phải an toàn và đảm bảo hơn.
Như vậy, với việc nhu cầu nông sản sẽ tăng mạnh trong khi diện tích gieo trồng bị thắt chặt khiến Trung Quốc sẽ trở thành thị trường trọng điểm đối với xuất khẩu nông sản của nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam.
- Triển vọng xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc
Gạo:
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đang khá thuận lợi và tăng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017, tuy nhiên xuất khẩu gạo sang thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường gạo Trung Quốc không còn dễ tính như trước, không còn chuộng gạo giá rẻ. Thay vào đó, Trung Quốc đang đòi hỏi gạo có chất lượng cao hơn. Trong khi đó, chính sách nhập khẩu gạo của Trung Quốc cũng biến động thất thường, việc liên tục thay đổi lượng gạo, loại gạo nhập khẩu dễ khiến thị trường gạo của Việt Nam bị tác động.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh chủ yếu là do gia tăng xuất khẩu gạo nếp sang thị trường này. Thống kê cho thấy, hiện gạo nếp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 52,97% tổng lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này, đồng thời chiếm tới 93,72% tổng xuất khẩu gạo nếp của cả nước.
Trước thực trạng nhập khẩu gạo nếp của Trung Quốc gia tăng, nhiều người dân đã chuyển sang trồng lúa nếp, khiến diện tích gieo trồng tăng lên đột biến. Theo Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2016 -2017, diện tích trồng lúa nếp đã tăng lên gần gấp đôi so với cùng kỳ, đạt hơn 223.000 ha, chiếm 14,5% tổng diện tích gieo trồng. Thậm chí, một số tỉnh như ở An Giang, Long An, tỷ lệ gieo trồng lúa nếp lên đến 25-30%.
Mặc dù có giá bán và xuất khẩu tốt, nhưng nếu Trung Quốc đột ngột thay đổi chiến lược, nhập khẩu gạo sẽ gây khó khăn lớn đến việc tiêu thụ lúa nếp. Do đó, việc gia tăng diện tích trồng lúa nếp của người dân đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hơn nữa còn ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.
Để hạn chế diện tích lúa nếp gia tăng ồ ạt, các doanh nghiệp cần công bố sản lượng mua hàng năm vào đầu vụ để nông dân biết. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần theo dõi chặt chẽ và khuyến cáo nông dân kịp thời trước những diễn biến của thị trường.
Về dài hạn, để tạo sự bền vững trong xuất khẩu gạo, Việt Nam cần quy hoạch và mở rộng sản xuất lúa gạo có chất lượng cao và xây dựng thương hiệu gạo riêng, bởi nhu cầu thị trường đang có sự thay đổi. Thực tế đây cũng là Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020, và tầm nhìn đến năm 2030.
Ngay tại thị trường Trung Quốc, do thu nhập tăng, người tiêu dùng Trung Quốc đang có nhu cầu cao hơn đối với các loại gạo chất lượng cao. Lúa gạo chất lượng cao cũng là ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp trong năm 2017 của Chính phủ Trung Quốc. Với định hướng này, ngay tại thị trường Trung Quốc, một số khu vực sản xuất lúa gạo lớn đã lên kế hoạch sản xuất lúa gạo chất lượng cao trên diện rộng.
Tham khảo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiêu biểu sang thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)
STT |
Tên doanh nghiệp |
6 tháng năm 2017 |
1 |
Công Ty TNHH Tân Thạnh An |
102.882 |
2 |
Công TY Cổ Phần Tân Đồng Tiến |
69.872 |
3 |
Công TY Cổ PHầN TậP ĐOàN INTIMEX |
58.729 |
4 |
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Tín Thương |
55.833 |
5 |
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Hưng |
30.541 |
6 |
Công Ty TNHH Dương Vũ |
30.143 |
7 |
Công Ty Lương Thực Tiền Giang |
29.914 |
8 |
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Tín |
25.594 |
9 |
Công Ty CP Nông Sản Vinacam |
23.463 |
10 |
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh |
19.891 |
11 |
Công Ty TNHH 01 Thành Viên Du Lịch - Thương Mại Kiên Giang |
18.789 |
12 |
Công Ty TNHH Một Thành Viên - Tổng Cty Lương Thực Miền Nam |
16.314 |
13 |
Công ty TNHH Việt Thanh |
16.021 |
14 |
Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trung An |
11.962 |
15 |
Công Ty CP Gentraco |
10.202 |
16 |
Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc |
8.734 |
17 |
Công Ty CP Tập Đoàn Lộc Trời |
8.374 |
18 |
Doanh Nghiệp TN Trung Thạnh |
7.259 |
19 |
Công Ty TNHH Một Thành Viên KD Và Xay Xát Lúa Gạo Cẩm Nguyên |
4.357 |
20 |
Công Ty TNHH Lương Thực Tấn Vương |
3.752 |
Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo
Hàng rau quả:
Đối với hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhóm trái cây tươi là nhóm hàng đứng đầu về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay, đạt 1,16 tỷ USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 92,8% tỷ trọng xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường này.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng mạnh nhất, tăng 43,2%, kế đến sầu riêng tăng 12,1%...
Trong thời gian tới, xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc như thanh long, dưa hấu, chuối, … có khả năng sẽ chững lại do nguồn cung các mặt hàng của nước này khá dồi dào. Thời tiết thuận lợi nên một số mặt hàng rau quả như dưa hấu của Trung Quốc có sản lượng khá lớn. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn mở rộng nguồn cung bằng cách thuê đất của các nước láng giềng trong khu vực để trồng các loại trái cây như chuối.
Xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc trong tháng 6 và 6 tháng năm 2017
Chủng loại |
T6/2017 |
So với T5/2017 (%) |
So với T6/2016 (%) |
6T/2017 |
So với 6T/2016 (%) |
Tỷ trọng(%) |
Nghìn USD |
Nghìn USD |
6T/2017 |
||||
Tổng |
195.537 |
-33,7 |
74,1 |
1.249.175 |
53,5 |
100 |
Nhóm trái cây |
180.411 |
-34,4 |
77,2 |
1.159.495 |
58,9 |
92,8 |
Thanh long |
76.524 |
-26,7 |
143,1 |
540.100 |
46,7 |
43,2 |
Sầu riêng |
35.107 |
-49,0 |
488,2 |
151.607 |
324,9 |
12,1 |
Nhãn |
2.247 |
-37,0 |
88,5 |
111.950 |
70,0 |
9,0 |
Măng cụt |
40.782 |
-20,8 |
174,8 |
107.754 |
127,8 |
8,6 |
Dưa hấu |
597 |
-88,6 |
426,0 |
82.030 |
-13,1 |
6,6 |
Xoài |
2.766 |
-77,8 |
225,2 |
58.738 |
266,2 |
4,7 |
Chuối |
3.607 |
-51,1 |
17,4 |
27.245 |
0,6 |
2,2 |
Chanh |
4.009 |
-55,0 |
574,0 |
25.296 |
652,8 |
2,0 |
Dừa |
2.586 |
31,9 |
-47,4 |
14.544 |
-13,3 |
1,2 |
Vải |
9.361 |
297,0 |
-75,2 |
12.121 |
-68,1 |
1,0 |
Mít |
999 |
-36,0 |
184,8 |
11.637 |
142,9 |
0,9 |
Mận |
1.053 |
-81,9 |
268,5 |
6.885 |
40,5 |
0,6 |
Chôm chôm |
|
|
|
3.661 |
-5,9 |
0,3 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
Tham khảo một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau hoa quả tiêu biểu sang thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2017
STT |
Tên doanh nghiệp |
Kim ngạch (nghìn USD) |
1 |
CTy CP Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Đạt Phát |
59.918 |
2 |
CTy TNHH Thương Mại Hoàng Đại |
48.695 |
3 |
CTy TNHH Hợp Mạnh |
44.211 |
4 |
CTy CP xuất nhập khẩu tỉnh Lào Cai |
26.074 |
5 |
CTy TNHH Ngọc Diệp |
22.293 |
6 |
CTy TNHH Mtv Bách Việt Lạng Sơn |
20.592 |
7 |
CTy TNHH Pca |
18.014 |
8 |
DN tư nhân Phạm Thuỳ Dương |
15.201 |
9 |
Tổng CTy XNK Tổng Hợp Vạn Xuân - Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh |
13.226 |
10 |
CTy CP Bích Thị |
13.034 |
11 |
CTy TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Khải Linh |
13.026 |
12 |
CTy TNHH Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Vạn Xuân |
12.380 |
13 |
CTy TNHH Xnk Asean Hm |
11.971 |
14 |
CTy TNHH Mtv Thương Mại Thành An |
11.929 |
15 |
DN tư nhân Trương Định Sơn |
10.944 |
16 |
CTy TNHH Vận Tải Giao Nhận Quốc Tế Cường Thuỷ |
10.577 |
17 |
DN tư nhân Nguyễn Minh Khai |
10.496 |
18 |
DN tư nhân Vũ Huân |
10.455 |
19 |
CTy TNHH Tiếp Vận Chí Minh |
10.432 |
20 |
CTy TNHH Mtv Nguyễn Hoàng Gia Khánh |
10.092 |
Thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ dùng để tham khảo
Địa chỉ: 14 Châu Văn Tiếp, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng