I. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản tới thị trường Nga

Quan hệ thương mại Việt NamLiên Bang Nga ngày càng phát triển và được nhận định là sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á-Âu (có hiệu lực vào ngày 5/10/2016) đã được thực thi.

Nga vốn là thị trường truyền thống của hàng hóa Việt Nam và dễ tính trong khâu tuyển chọn mẫu mã, chất lượng so với nhiều nước châu Âu và một số doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ ưu thế này.

Thị trường Nga đang rất cần các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thủy hải sản, bánh kẹo, cà phê, rau củ quả và các mặt hàng như dụng cụ y tế, quần áo, giày dép, chăn màn, đồ gỗ… Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga hàng năm không ngừng tăng nhưng nhu cầu từ phía Nga đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn rất lớn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Nga đạt 33,22 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng tới 38,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Nga đạt 146,63 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Nga đang là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn thứ 13 của Việt Nam, với thị phần chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Nga trong 5 tháng đầu năm nay, nhóm hàng nông, thủy sản chiếm 18,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Nga năm 2016-2017

Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga tháng 5 và 5 tháng năm 2017 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Tên hàng

Tháng 5/2017

So với tháng 4/2017 (%)

So với tháng 5/2016 (%)

5 tháng năm 2017

So với 5 tháng năm 2016 (%)

Cà phê

10.085

5,4

18,1

47.649

-13,1

Hàng thủy sản

8.822

11,2

85,8

36.060

18,2

Hạt điều

4.069

-4,8

38,1

15.722

40,6

Hàng rau quả

2.250

-21,2

30,7

14.098

67,0

Hạt tiêu

3.899

22,5

49,0

13.655

2,0

Chè

1.925

-5,1

-6,7

10.053

11,9

Gạo

1.434

-23,3

155,9

5.552

662,6

Cao su

743

26,5

-3,6

3.844

-5,3

Tổng

33.228

2,9

38,6

146.634

11,0

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Cà phê: Mặc dù giảm khá mạnh trong những tháng đầu năm 2017, nhưng xuất khẩu cà phê sang thị trường Nga đã có sự phục hồi nhẹ trong tháng 5/2017 khi tăng 5,4% so với tháng trước. Bên cạnh đó, thị trường cà phê Nga vẫn được coi là thị trường có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, do đây là đồ uống không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày của người dân Nga. Theo Tổ chức quốc tế Cà phê (ICO), hàng năm, mỗi một người Nga tiêu thụ gần 2 kg cà phê. Đặc biệt là người Nga thích cà phê hòa tan, với nguyên liệu chính là giống cà phê Robusta — giống chủ yếu được trồng ở Việt Nam. Có khoảng 38% khối lượng xuất khẩu cà phê xanh, được sử dụng để rang và sản xuất cà phê hòa tan tại các xí nghiệp Nga, là cà phê trồng tại Việt Nam.

Tính đến hết năm 2016, Nga là thị trường nhập khẩu cà phê đứng thứ 11 trên thế giới. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nga có xu hướng giảm trong năm 2015 và năm 2016, nhưng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nga từ Việt Nam vẫn tăng khá mạnh. Theo thống kê của Intracent, năm 2016 kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nga giảm 5,3% so với năm 2015. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu cà phê từ Việt Nam vẫn tăng mạnh 24,3%, cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu cà phê chính tới Nga. Đặc biệt, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất vào Nga năm 2016.

Thị phần xuất khẩu cà phê Việt Nam tại Nga cũng có nhiều khởi sắc, năm 2016 Việt Nam chiếm 15,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nga, tăng khá so với thị phần 10% trong năm 2010.

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nga từ thế giới giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: nghìn USD

Thị trường

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2016 so với 2015

Năm 2016 so với 2010 (%)

Thế giới 

959.167

1.209.986

1.247.346

1.261.774

1.300.100

1.222.621

1.157.725

-5,3

20,7

Việt Nam

96.064

121.692

131.557

134.281

162.536

147.280

183.142

24,3

90,6

Ấn Độ

134.404

143.352

142.829

131.716

132.916

153.819

167.137

8,7

24,4

Sri Lanka

239.650

282.169

259.801

251.391

244.791

194.790

161.665

-17,0

-32,5

Brazil

90.689

129.835

104.066

80.469

107.252

94.505

91.184

-3,5

0,5

Trung Quốc

58.596

68.823

74.680

87.361

86.742

84.044

84.138

0,1

43,6

Nguồn: ITC

Thị phần của các nhà cung cấp cà phê vào Nga trong năm 2016

Thị trường

Năm 2010 (%)

Năm 2016 (%)

Việt Nam

10,0

15,8

Ấn Độ

14,0

14,4

Sri Lanka

25,0

14,0

Brazil

9,5

7,9

Trung Quốc

6,1

7,3

Nguồn: ITC

Tham khảo một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tiêu biểu sang thị trường Nga 5 tháng năm 2017

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch (nghìn USD)

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cà Phê Outspan Việt Nam

5.457

Công Ty TNHH Comercial Exportadora Việt Nam

4.878

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam

4.105

CôNG TY Cổ PHầN TậP ĐOàN INTIMEX

3.449

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang

2.471

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột

2.452

CôNG TY TNHH MộT THàNH VIêN XUấT NHậP KHẩU 2-9 ĐắK LắK

2.266

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp

1.858

Công Ty TNHH Dakman Việt Nam

1.780

Công Ty Cổ Phần Tổng Công Ty Tín Nghĩa

1.716

Công Ty Cổ Phần Intimex Bình Dương

1.700

CôNG TY Cổ PHầN INTIMEX ĐắK NôNG

1.528

Công Ty TNHH  Sản Xuất Và Thương Mại Cát Quế

1.485

Công ty TNHH Mercafe Việt Nam

1.444

CôNG TY TRáCH NHIệM HữU HạN OLAM VIệT NAM

1.419

Công Ty TNHH Sunwah Commodities (Việt Nam)

1.300

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga tăng khá mạnh trong 5 tháng đầu năm 2017 chủ yếu là do nhu cầu thủy sản của Nga có xu hướng tăng trở lại trước sự phục hồi của nền kinh tế nước này. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Nga còn được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan theo FTA Việt Nam-EAEU.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay đối với thủy sản Việt Nam chính là yêu cầu kiểm tra, kiểm dịch, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Nga chưa minh bạch, khiến doanh nghiệp rất khó khăn. Cụ thể, một số nội dung của các rào cản kỹ thuật và kiểm định vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn Liên Xô (cũ) mà không giống như tiêu chuẩn hiện hành của các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ hay EU. Sự khác biệt về các tiêu chuẩn kỹ thuật này sẽ là thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không có cách nào để vào thị trường Nga.

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiêu biểu sang thị trường Nga 5 tháng năm 2017

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch (nghìn USD)

Doanh Nghiệp Tư Nhân Anh Long

9.849

Công Ty TNHH Hải Vương

6.307

Công Ty TNHH HùNG Cá

3.477

Công Ty TNHH Hùng Vương-Vĩnh Long

2.564

Công Ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quí

1.972

Công Ty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú

1.637

Công Ty TNHH Ngọc Tuấn Surimi

1.455

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải

1.347

Công Ty CP Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau

1.079

Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn

942

Công Ty Cổ Phần Hùng Vương

875

CôNG TY CP CHế BIếN THủY HảI SảN HIệP THANH

696

CôNG TY Cổ PHầN THủY SảN TâM PHươNG NAM

580

Cty Cổ Phần Chế Biến XNK Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

574

Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Và Xuất Nhập Khẩu Côn Đảo

360

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Chế Biến Thuỷ Sản Tiến Đạt

359

Công Ty TNHH Baseafood 1

327

Công Ty TNHH Tín Thịnh

260

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong

252

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

II. Nhận định và dự báo

- Thuận lợi

+ Cơ quan thống kê quốc gia Nga (Rosstat) cho biết GDP trong quý I/2017 của Nga đã tăng 0,5%, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này dần phục hồi. Con số trên cao hơn so với dự báo tăng trưởng 0,4% mà Chính phủ Nga đã đưa ra trước đó. Các chuyên gia nhận định, nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng và quý tới, do lạm phát thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng hơn đang thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng. Chính phủ Nga cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đạt mức tăng 2% trong năm 2017.

+ Thị trường Nga được đánh giá là “rất hấp dẫn” với dân số 143,5 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 14.611 USD/năm, trong đó tầng lớp trung lưu ngày một phát triển (chiếm từ 10-25%). Nga được đánh giá là thị trường tiêu dùng và bán lẻ rộng lớn, đa dạng về hàng hóa nhập khẩu, đồng thời là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam như thủy hải sản, cà phê, chè, rau, củ, quả tươi, sản phẩm đông lạnh, may mặc, nhựa, cao su, chất dẻo...

+ Nga vốn là thị trường truyền thống của hàng hóa Việt Nam và “dễ tính” trong khâu tuyển chọn mẫu mã, chất lượng so với nhiều nước châu Âu và một số doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ ưu thế này.

+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (FTA Việt Nam-EAEU) có hiệu lực từ 5/10/2016 và Nga là thị trường lớn nhất trong khối này. Ngay sau khi FTA Việt Nam-EAEU được thực thi, 90% dòng thuế của hai bên sẽ được tự do hóa, tương đương 90% kim ngạch thương mại song phương. Điều đáng lưu ý là những hàng hóa lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu vào Nga đều đạt được những điều kiện thuận lợi như thủy sản Việt Nam đã đạt được gần như 100% khối lượng các mặt hàng xuất đi được hưởng thuế suất bằng 0.

+ Đặc biệt, cơ hội mở ra cho hàng nông sản Việt Nam khi Nga gia hạn lệnh cấm vận nông sản từ châu Âu tới cuối năm 2017. Đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam tiếp tục tăng xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Nga trong năm 2017.

- Khó khăn

Khi đưa hàng hóa Việt Nam sang Nga, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn liên quan tới phương thức thanh toán, tỷ giá, một số vấn đề pháp lý, cũng như khoảng cách địa lý giữa 2 nước khiến giá thành bị đội lên khó cạnh tranh với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa và mẫu mã.

Sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường Nga.

Đặc biệt, việc thanh toán giữa doanh nghiệp 2 nước còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chuyển đổi đồng Rúp và đồng Việt Nam chưa thuận tiện, các ngân hàng của Nga không dễ cho mở L/C, đồng thời phí mở L/C rất đắt. Các doanh nghiệp Nga thường chọn phương thức thanh toán trả chậm dẫn đến nhiều công ty phải đối mặt với các khoản nợ khó đòi từ các đối tác Nga…

Dự báo:

Xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Nga được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới do nhu cầu về hàng nông, thủy sản của Nga được dự báo sẽ tăng do tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Nga, cùng với đó là những thuận lợi từ FTA Việt Nam-EAEU trong đó có nhiều ưu đãi về thuế quan đối với hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Dự báo trong năm 2017, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga tăng 16% so với năm 2016, đạt 403,5 triệu USD.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Nga

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của các nước đối tác, bởi mỗi nước có những đặc điểm riêng, có hàng rào kỹ thuật riêng. Những rủi ro trong thanh toán từ các nước SNG nói chung đã giảm đi, nhưng vì nhiều lý do mà việc thanh toán bằng ngoại tệ như EUR, USD vẫn còn khó khăn…Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược, có cam kết mạnh mẽ về chất lượng hàng Việt nhưng giá cả phải cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ phong tục tập quán tiêu dùng, để đưa tới hàng hóa phù hợp; đặc biệt phải tìm hiểu rõ Luật Ngoại kiều của Nga nhằm tránh vi phạm luật. Cách tốt nhất là tìm kiếm và gắn kết với hệ thống các nhà phân phối và doanh nghiệp theo dạng B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) để tìm chỗ đứng vững chắc cho hàng hóa. Mức tiêu thụ cũng như thu nhập của người dân Nga đã cao hơn, do vậy nhu cầu đòi hỏi chất lượng hàng hóa cũng cao hơn, do đó chất lượng cần phải được nâng cao.

 

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25