Trong tháng 8/2017, hoạt động xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng chững lại, giảm nhẹ 1,4% so với tháng trước, tuy nhiên so vói tháng 6/2016, xuất khẩu nhóm hàng này vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá 15,4% lên 2,4 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 320 triệu USD, giảm 10,8% so với tháng trước; Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cao su tăng 14,5%, gạo tăng 5,8% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu hàng nông, lâm, tủy sản ước đạt 16,92 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,7% trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
Với mức tăng trưởng khá mạnh trong 8 tháng đầu năm nay xuất khẩu hàng nông thủy, sản không những đóng góp tích cực cho tổng kim ngạch xuất khẩu mà còn giúp tăng giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước, bởi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp thuộc khối này.
Trong đó, đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là mặt hàng cao su, tăng 12,6% về khối lượng và tăng 53,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016 lên 805 nghìn tấn và 1,38 tỷ USD.
Ngành hàng rau quả tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, với mức tăng 48% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016 lên 2,35 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2017. Trong 8 tháng qua, có 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 1,97 tỷ USD, chiếm hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu rau củ quả là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Thủy sản là ngành hàng đóng góp lớn nhất vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua ước đạt 800 triệu USD, đưa kim ngạch xuát khẩu thủy sản 8 tháng qua dước đạt 5,18 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Ngành hàng lúa gạo vẫn giữ được đà tăng trưởng trong những tháng qua, xuất khẩu lúa gạo 8 tháng đầu năm tăng 22,7% về khối lượng và tăng 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016, ước đạt 4,05 triệu tấn và 1,79 tỷ USD.
Bên cạnh các mặt hàng có sự gia tăng mạnh thì một số ngành hàng như cà phê, hạt điều mặc dù gia tăng về giá trị nhưng lại có sự sụt giảm về khối lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu cà phê 8 tháng qua ước đạt 1,03 triệu tấn và 2,34 tỷ USD, giảm 19,4% về khối lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu hạt điều giảm 1,1% về khối lượng nhưng tăng 24,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trong những tháng cuối năm, dự báo xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, tủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực và được kỳ vọng sẽ là nhóm hàng đóng góp chủ lực vào tốc độ tăng trưởng GDP, bởi đối với mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo thì xuất khẩu tăng thường kéo nhập khẩu tăng theo nên mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP cũng sẽ hạn chế hơn.
Tình hình và triển vọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực như sau.
8 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 2,34 tỷ USD, tăng mạnh 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, nếu so sánh giá trị xuất khẩu 10 mặt hàng nông sản chủ lực trong 8 tháng qua, thì rau quả đứng vị trí thứ 3, sau thủy sản và cà phê.
Trong những tháng tới, xuất khẩu rau quả được dự báo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khả qua trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ rau quả tại một số thị trường chủ lực như Nhật Bản, Trung Quốc đang có xu hướng tăng, trong khi nhiều mặt hàng trái cây chủ lực đang bước vào chính vụ thu hoạch như nhãn, sầu riêng, chôm chôm, na…Bên cạnh đó, ngày 24/8/2017, Australia đã chính thức công bố cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam, với quyết định này, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép nhập khẩu thanh long tươi vào Australia.
Thanh long hiện được xếp vào nhóm 12 loại cây ăn quả chủ lực của Việt Nam, là 1 trong 5 loại cây được bố trí rải vụ để thu hoạch các mùa trong năm, cũng là 1 trong 9 loại cây trồng chủ lực của Việt nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu trái cây những năm vừa qua.
Xuất khẩu gạo trong 8 tháng qua ước đạt 4,05 triệu tấn, trị giá gần 1,79 tỷ USD, tăng mạnh 22,7% về lượng và 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, riêng trong tháng 8/2017, giá trị xuất khẩu gạo của nước ta đã tăng nhẹ trở lại sau hơn 3 tháng sụt giảm.
Cụ thể, giá xuất khẩu đạt bình quân 437 USD/tấn, tăng nhẹ 2,7% so với tháng 7/2017 nhưng giảm 1,6% so với tháng 8/2016, góp phần quan trọng đưa xuất khẩu gạo trong 8 tháng vừa qua tăng 3% về lượng và gần 6% về kim ngạch so với tháng trước.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh chủ yếu do mở rộng xuất khẩu với một số thị trường mới (điển hình là Bănglađet) và đẩy mạnh xuất khẩu tới các thị trường truyền thống như Trung Quốc; Philippin; Bờ Biển Ngà; Malaysia; Papua New Guinea,…Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu tới một số thị trường như Irac, Hàn Quốc, Xênêgan tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong những tháng cuối năm xuất khẩu gạo nhìn chung sẽ tiếp tục thuận lợi khi các thị trường như Malaysia, Philipin, Sri Lanka, Bănglađet…có xu hướng gia tăng nhập khẩu. Mặc dù vậy, việc các nhà cug cấp gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính cũng sẽ tác động đến tình hình thị trường trong thời gian tới. Đặc biệt, Việc Trung Quốc- thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam thay đổi cách tính thuế nhập khẩu gạo nếp cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu gạo nếp sang thị trường này trong thời gian tới. Ngoài ra, giá gạo của Việt Nam hiện đang cao hơn so với một số nhà cung cấp khác như Thái Lan và Pakistan, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Với những khó khăn kể trên, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay khó có sự đột biến, nhiều khả năng sẽ tập trung vào các đơn hàng đã ký kết từ trước.
(Trích theo Thị trường sản phẩm nông nghiệp)
TRANG TTXTTM
Địa chỉ: 14 Châu Văn Tiếp, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng