New Zealand có những chính sách tập trung vào loại trừ tác động và ảnh hưởng môi trường gây ra bởi nhập khẩu. Để duy trì cơ sở nông nghiệp trong nước, New Zealand có các quy định nghiêm ngặt trong việc kiểm soát nhập khẩu đối với hàng nông thủy sản và thực phẩm. Các vật liệu có thể gây hại cho nền nông nghiệp, một số sản phẩm nhập khẩu và các chất có nguy cơ gây hại đòi hỏi phải được xem xét từ Bộ các ngành Công nhiệp cơ bản MPI (tương tự bộ Nông nghiệp), tuân thủ luật an toàn sinh học (Biosecurity Act 1993) và Luật sinh vật mới (New organisms Act 1996). New Zealand kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để bảo vệ môi trường, thực vật, động vật và sức khỏe con người, ngăn chặn sự thâm nhập và lây lan sâu bệnh mới và các bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe con người và cũng gây tổn hại cho ngành nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp và du lịch.
Bộ MPI kiểm tra an toàn sinh học đối với hàng nhập khẩu từ động vật, thực vật và thực phẩm cũng như tàu biển, containers và vật liệu chở hàng để đảm bảo không chứa các sinh vật có nguy cơ gây hại trước khi thông qua.
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE SẢN PHẨM NHẬP KHẨU
Bất cứ sản phẩm nhập khảu nào cũng có thể tiềm ẩn các yếu tố gây bệnh, đó là đối tượng giám sát của một IHS. IHS chủ yếu được thực hiện trên cơ sở quốc gia. Các HIS có chứa các thông tin chi tiết về các yêu cầu sản phẩm phải đáp ứng để nhập khẩu và chứng minh không có rủi ro vè an toàn sinh học. IHS là văn bản pháp luật
RAU VÀ QUẢ TƯƠI NHẬP KHẨU
Mọi sản phẩm thực phẩm và liên quan thực phẩm nhập khẩu để sử dụng cá nhân (hàng phi thương mại) hay bán đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của New Zealand. MPI giám sát nhập khảu trái cây tươi, nấm, rau thơm, rau được dán nhãn chính xác, an toàn và không bị nhiễm sâu và sinh vật gây hại. Để nhập khẩu sản phẩm tươi sống (bao gồm trái cây, rau, các loại thảo mộc và nấm), doanh nghiệp phải được đăng ký với tư cách là một nhà nhập khẩu với Bộ MPI hoặc thông qua một nhà nhập khẩu thực phẩm có đăng ký. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn và yêu cầu khác:
Quy trình nhập khẩu trên áp dụng cho trái cây tươi, rau, nấm và các loại thảo mộc chưa qua chế biến (không rửa). Tuy nhiên, một số nhãn hiệu thương mại của trái cây và rau quả mà đã xử lý hạn chế được coi là tươi và được coi là hàng chế biến được phép.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ BAO BÌ
Một số vật liệu có thể không được sử dụng làm bao bì cho hàng hóa nhập khẩu vào New Zealand, bao gồm: đất, than bùn, cỏ khô và cỏ, rêu, bao bố và bất kỳ vật liệu có thể đã tiếp xúc với động vật hay đất, hoặc được sản xuất như một sản phẩm chất thải nông nghiệp.
Một số nguyên liệu đóng gói bao bò ván ép hoặc gỗ, khung, kệ chở hàng và thùng phải không nhiễm từ vỏ cây cũng như có dấu hiệu nhiễm côn trùng hay nấm nếu được sử dụng làm bao bì đóng gói hàng nhập khẩu.
(Trích từ www.itpc.gov.vn)
TRANG TTXTTM
Địa chỉ: 14 Châu Văn Tiếp, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng