Trong 7 tháng đầu năm 2017, hoạt động xuất khẩu nông sản là một trong những điểm sáng nhất của toàn ngành nông nghiệp với kết quả được coi là đột phá, không chỉ bởi tốc độ tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng, mà còn bởi con số này đạt được trong bối cảnh thời gian qua gặp không ít khó khăn, điển hình nhất là trải qua hàng loạt cuộc "giải cứu".
Theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu nông, thủy sản (bao gồm 9 mặt hàng thủy sản, gạo, tiêu, điều, cà phê, chè, sắn, rau quả và cao su) trong tháng 7 tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng tích cực với 2,28 tỷ USD, tăng 25,7% so với tháng 7/2016, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm 2017 lên 14,38 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sự tăng trưởng được ghi nhận ở hầu hết các mặt hàng. Đặc biệt là xuất khẩu hàng rau quả tháng 7/2017 ước đạt 300 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2017 của mặt hàng này lên mức kỷ lục 1,97 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, xuất khẩu gạo cũng đã có sự phục hồi trở lại sau quãng thời gian trầm lắng với mức tăng trưởng trong 7 tháng đầu năm đạt 18,6% về lượng và 16,5% về trị giá nhờ nhu cầu tăng trở lại từ các thị trường chính của Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu từ Bănglađet và Philippin.
Ước tính xuất khẩu tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017
(ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD)
Tên hàng |
Ước thực hiện tháng 7/2017 |
So với tháng 6/2017 (%) |
So với tháng 7/2016 (%) |
Ước thực hiện 7 tháng năm 2017 |
So với 7 tháng 2016 (%) |
|||||
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
|
Tổng kim ngạch xuất khẩu |
|
17.500 |
|
-1,7 |
|
17,9 |
|
115.221 |
|
18,7 |
DN 100% vốn trong nước |
|
4.940 |
|
-3,2 |
|
13,1 |
|
32.170 |
|
14,6 |
DN có vốn ĐTNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Có cả dầu thô |
|
12.560 |
|
-1,0 |
|
19,9 |
|
83.051 |
|
20,3 |
- Không kể dầu thô |
|
12.300 |
|
-0,4 |
|
19,6 |
|
81.266 |
|
20,0 |
Nhóm nông, thủy sản |
|
2.285 |
|
0,6 |
|
25,7 |
|
14.379 |
|
18,1 |
Tỷ trọng |
|
13,1 |
|
|
|
|
|
12,5 |
|
|
Thủy sản |
|
750 |
|
1,3 |
|
25,5 |
|
4.337 |
|
18,1 |
Rau quả |
|
300 |
|
10,2 |
|
49,9 |
|
1.969 |
|
44,4 |
Hạt điều |
35 |
360 |
1,4 |
1,7 |
3,8 |
34,1 |
186 |
1.831 |
-1,9 |
24,5 |
Cà phê |
110 |
250 |
-10,0 |
-9,3 |
-21,0 |
-5,1 |
941 |
2.130 |
-16,0 |
8,3 |
Chè |
13 |
22 |
1,5 |
2,7 |
0,6 |
3,3 |
76 |
119 |
14,2 |
12,5 |
Hạt tiêu |
20 |
90 |
-12,5 |
-16,6 |
40,2 |
-25,4 |
146 |
803 |
21,1 |
-18,0 |
Gạo |
550 |
237 |
2,3 |
-0,3 |
95,7 |
89,4 |
3.424 |
1.515 |
18,6 |
16,5 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn |
270 |
66 |
-6,5 |
-10,5 |
39,1 |
10,9 |
2.296 |
569 |
-0,3 |
-7,4 |
- Sắn |
135 |
23 |
18,0 |
19,6 |
139,7 |
112,3 |
998 |
165 |
-11,5 |
-14,8 |
Cao su |
140 |
210 |
14,4 |
11,7 |
11,3 |
30,4 |
624 |
1.106 |
10,3 |
56,3 |
Xét về thị trường xuất khẩu, riêng trong 6 tháng đầu năm 2017 các mặt hàng nông sản chính (bao gồm gạo, tiêu, điều, cà phê, sắn, rau quả và cao su) chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, EU và Mỹ.
Đối với thị trường Trung Quốc, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của nước ta đạt 3,45 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, giá trị xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng 28,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước. Đứng thứ hai là thị trường EU bao gồm 28 nước thành viên đạt kim ngạch 1,53 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm tỷ trọng 17,9% và đứng thứ 3 là Mỹ với giá trị xuất khẩu nông sản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,2%.
Tuy đã có nhiều nỗ lực và thành công để phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, nhưng thực tế hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có thể liệt kê khái quát như sau:
+ Đối với các vấn đề về năng lực sản xuất: các doanh nghiệp, cơ sở chế biến hiện có quy mô nhỏ, phân tán; Công nghệ sản xuất lạc hậu, chủ yếu là sơ chế đơn giản, chỉ có một số rất ít sử dụng dây chuyền chế biến hiện đại đạt từ 25%-30%, trong khi trung bình các nước ASEAN đạt 50%; Năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế.
+ Đối với các vấn đề sản phẩm: Các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh kém; chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị gia tăng không nhiều; Chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mặc dù nhiều sản phẩm đã được biết đến rộng rãi ở thị trường trong nước và ngoài nước; được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn còn đến hơn 80% lượng nông sản của nước ta chưa được xây dựng thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, đặc biệt các sản phẩm này được bán ra thị trường thông qua các thương hiệu nước ngoài. Đây là một bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh nông sản còn yếu và phải chịu nhiều thiệt thòi. Ngoài ra, những rào cản về kỹ thuật là khó khăn lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế khoảng 5%; Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu tập trung vào các nước trong khu vực và luôn chịu sự cạnh tranh bởi các nước Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… cũng có những mặt hàng tương tự.
Đáng chú ý, với nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự bất cập, thờ ơ của các doanh nghiệp về quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm, đặc biệt là vấn đề chất lượng và nắm bắt các quy định, quy trình của phía thị trường xuất khẩu chưa được chú trọng, do đó trong thời gian gần đây, không ít các mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam bị trả lại do chưa đáp ứng đủ và đúng các yêu cầu khắt khe từ những nước nhập khẩu lớn và khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản hay Australia.
Đơn cử như mới đây, một lô hàng rau quả của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị phát hiện có chất carbendazim - chất diệt nấm - được sử dụng nhiều trong trồng cây ăn quả. Lập tức lô hàng của nhà nhập khẩu Mỹ bị cơ quan chức năng nước này tiêu hủy và phạt hơn 50.000 USD. Sau đó nhà nhập khẩu đã gửi cảnh báo cho phía doanh nghiệp Việt, nếu còn vi phạm chất cấm thì nguy cơ sẽ mất thị trường xuất khẩu. Điều đáng nói là quy định về chất cấm trên của Mỹ đã có từ lâu nhưng doanh nghiệp có phần chủ quan nên chịu thiệt hại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng loay hoay tìm chất thay thế chất cấm nhưng lại không có. Ví dụ với chất cấm carbendazim, sau khi doanh nghiệp phản ánh thì đến tháng 1/2017, Bộ NN&PTNT mới có quyết định loại bỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa ba hoạt chất gồm carbendazim, benomyl và thiophanate-methyl ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam; đồng thời các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa ba hoạt chất trên được buôn bán, sử dụng tối đa hai năm kể từ ngày 3/1/2017. Tức từ nay đến năm 2019 thì chất cấm trên mới bị cấm hoàn toàn. Điều này cũng đồng nghĩa nguy cơ rau quả, trái cây xuất khẩu sang Mỹ bị trả về vẫn treo lơ lửng.
Hoặc ví dụ như việc vừa qua sáu thị trường gồm Australia, Hàn Quốc, Ả rập Saudi, Trung Quốc, Brazil và Mexico đã yêu cầu các lô hàng tôm của Việt Nam phải xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Nếu không thì từng lô phải có chứng nhận sạch bệnh đối với sản phẩm tôm chưa nấu chín. Những thị trường này hiện chiếm đến hơn 25% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam, tương đương 800 triệu USD/năm. Tuy nhiên, theo Cục Thú y, đơn vị này đã nhiều lần cảnh báo về các quy định từ phía nước ngoài để phối hợp ứng phó nhưng các doanh nghiệp vẫn khá thờ ơ. Ngay như hội nghị mới đây được tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn về vấn đề này cho doanh nghiệp, Cục Thú y mời gần 40 doanh nghiệp để triển khai nhưng chỉ có ba doanh nghiệp tham dự.
Có thể thấy, cùng với những mặt tích cực từ quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, số lượng FTA được đàm phán và ký kết ngày càng gia tăng, thì một trong những mặt trái là hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta phải đối mặt với các rào cản thương mại ngày càng phức tạp và khắt khe. Nông sản Việt phải cạnh tranh gay gắt với nông sản của nhiều nước. Giá cả nhiều mặt hàng nông sản vẫn chưa phục hồi, trong khi các thị trường phát triển đang dần bão hòa và tăng bảo hộ. Ví như, tại thị trường EU, số liệu thống kê cho thấy, việc nhập khẩu nông sản của EU từ Việt Nam còn rất khiêm tốn, chiếm tỷ trọng chỉ 1,8% và đa số từ những sản phẩm thô, giá trị thấp, phần lớn là cà phê, chè, thủy hải sản, trái cây... Hoặc để vào được thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia... sản phẩm xuất khẩu nông sản của Việt Nam phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP) và các quy định kỹ thuật khắt khe của đối tác.
Trong thời gian tới, xuất khẩu nông sản có nhiều cơ hội khởi sắc do nhu cầu thị trường tăng và có thêm các ưu đãi về thuế theo lộ trình triển khai cam kết hội nhập quốc tế. Để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản chủ lực Việt Nam ra thị trường thế giới, theo các chuyên gia cần chú trọng thực hiện một số biện pháp như sau:
+ Về phía Nhà nước:
- Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông sản trên thế giới để phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản phù hợp, tránh thiệt hại và giảm những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp và người nông dân;
- Bổ sung và điều chỉnh các chính sách theo hướng thu hút đầu tư cho ngành Nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vừa xây dựng hình ảnh, nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Tiếp tục đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông sản, đặc biệt là nông sản chủ lực. Đối với các thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Nhật, Mỹ thì cần có sự trao đổi giữa các nhà đầu tư với nhau, tìm kiếm cơ hội hợp tác để hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.
- Về lâu dài, Nhà nước cần quy hoạch các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, cần có sự điều phối theo nhu cầu xuất khẩu của thị trường. Đối với những mặt hàng ở thị trường có chính sách bảo hộ hay rào cản kỹ thuật cao thì cần hỗ trợ đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ cao, các kỹ thuật tiên tiến từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản chất lượng nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.
+ Về phía doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:
- Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Những yêu cầu của VietGap, Gloabal Gap cần triển khai cho hầu hết các sản phẩm, bởi đây sẽ là yêu cầu của các thị trường nhập khẩu trong tương lai.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn: Doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế của từng thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ triển khai hiệu quả định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản, tối đa hóa giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu bằng công nghệ sơ chế, chế biến tiên tiến và hiện đại.
- Để đáp ứng được các tiêu chí của thị trường cũng như những tiêu chí riêng của từng nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần trang bị những kiến thức thị trường và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản: Đây là công việc hết sức cần thiết đối với hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Giải pháp tối ưu là doanh nghiệp cần cung cấp các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có xuất xứ tốt để nâng tầm thương hiệu, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. Bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng thương hiệu của chính mình, từng bước hoàn thiện quá trình tạo thương hiệu. Để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng, đáp ứng các yêu cầu cao về tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu tại các thị trường này.
- Các doanh nghiệp xây dựng những chuẩn mực, tiêu chuẩn riêng của sản phẩm, thể hiện qua giấy chứng nhận bảo đảm sản phẩm có quy trình sản xuất, chất lượng tốt. Vì tính khách quan, giấy chứng nhận này sẽ do tổ chức phi chính phủ, tổ chức kinh doanh, hiệp hội đưa ra. Nếu tuân thủ những điều này, việc xuất khẩu nông sản không chỉ dễ dàng, chi phí rẻ hơn mà vị thế, giá trị sản phẩm của Việt Nam còn được nâng cao trong bối cảnh thị trường quốc tế đang cạnh tranh gay gắt
Về việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU, các doanh nghiệp nông sản, thực phẩm của Việt Nam cần xác định thuế suất ưu đãi và các quy tắc xuất xứ từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần bảo đảm tuân thủ mọi yêu cầu về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) của EU cũng như nên thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, đóng gói, ghi nhãn… nhất là những quy tắc chung về vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
Địa chỉ: 14 Châu Văn Tiếp, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng