Sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do AANZFTA (có hiệu lực năm 2010), với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Australia đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể.

Hiện Australia là một trong những thị trường xuất khẩu nông thủy sản lớn của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 8,3%/năm và kim ngạch bình quân khoảng 450 triệu USD/năm trong giai đoạn 2011-2016, cụ thể rau quả đạt 27,7%/năm, hạt điều đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm.... Và đây được coi là thị trường tiềm năng lớn trong nhiều năm tới cần đẩy mạnh thúc đẩy xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2017 kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Australia đạt 174,62 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng như gạo, hàng rau quả, cà phê, hạt điều tới thị trường này tăng trưởng khá mạnh từ 13% - 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ có duy nhất mặt hàng hạt tiêu giảm mạnh 45,3%.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới Australia trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Tên hàng

Tháng 6/2017

So với tháng 5/2017 (%)

So với tháng 6/2016 (%)

6 tháng 2017

So với 6 tháng năm 2016 (%)

Hàng thủy sản

14.979

9,5

1,3

78.307

0,5

Hạt điều

12.259

-3,4

34,6

59.651

17,7

Cà phê

3.811

411,8

41,0

17.265

14,9

Hàng rau quả

2.036

-21,5

23,1

11.247

13,2

Hạt tiêu

969

3,0

-53,7

5.246

-45,3

Gạo

542

-3,8

-19,2

2.906

15,1

Tổng

34.596

10,9

11,6

174.621

5,4

Nguồn: Hải quan Việt Nam

  • Hàng thủy sản

Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam tới thị trường Australia chững lại trong nửa đầu năm nay với kim ngạch đạt 78,3 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.  Nguyên nhân được nhận định chủ yếu là do ảnh hưởng bởi việc Australia tạm dừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam trong 6 tháng kể từ ngày 1/7/2017. Thực tế cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay khối lượng xuất khẩu tôm các loại của Việt Nam tới Australia đã giảm 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, lượng cá đông lạnh và cá đóng hộp xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm từ 28,7% - 37,5%.

Tham khảo một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới thị trường Australia trong 5 tháng đầu năm 2017

Tên hàng

5 tháng năm 2017

So với 5 tháng 2016 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng

Trị giá

Cá tra, basa

5.610

14.170

-0,8

4,4

Tôm các loại

3.364

35.412

-12,1

6,3

Cá đông lạnh

1.141

7.883

-27,8

-33,3

Cá đóng hộp

705

903

-37,5

-12,6

Mực đông lạnh

214

1.361

0,8

39,8

Há cảo

155

827

107,6

109,4

Bạch tuộc đông lạnh

142

628

-13,4

4,0

Ghẹ đóng hộp

125

257

143,5

22,2

Chả cá

119

407

-23,8

-35,2

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Trong nửa cuối năm nay, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là mặt hàng tôm và thịt tôm của Việt Nam sang thị trường Australia dự báo sẽ phục hồi do Australia mở cửa trở lại đối với mặt hàng tôm. Sau nhiều nỗ lực kiến nghị, từ ngày 15/6, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia sẽ chấp nhận các đơn xin phép nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín được đánh bắt tự nhiên ở Australia, sau đó xuất khẩu sang Việt Nam để chế biến tái xuất sang Australia.

Đây là một động thái tích cực của Chính phủ Australia và cũng là một thành công đáng kể của các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam trong việc tháo gỡ rào cản, hỗ trợ mở cửa lại thị trường cho các sản phẩm tôm Việt Nam.

Tuy vậy, để khôi phục xuất khẩu tôm sang thị trường Australia các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe từ thị trường này bởi ngay sau khi lệnh tạm ngừng nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín hết hiệu lực kể từ ngày 6/7, các điều kiện nhập khẩu chặt chẽ hơn sẽ được phía Australia áp dụng từ ngày 7/7. Các điều kiện nhập khẩu mới này áp dụng đối với tôm bóc vỏ chưa nấu chín; Tôm bóc vỏ chưa nấu chín được đánh bắt tự nhiên ở Úc và chế biến ở nước ngoài; Tôm bóc vỏ chưa nấu chín đã qua tẩm ướp (chỉ trừ đuôi và đốt vỏ cuối được giữ lại).

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiêu biểu tới thị trường Australia trong 5 tháng đầu năm 2017

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch (nghìn USD)

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang

7.377

Công Ty CP Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau

5.019

CôNG TY CP VĩNH HOàN

4.359

Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang

3.450

Công Ty CP Seavina

3.213

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Xnk âu Vững Ii

2.589

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng

1.676

Công Ty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt

1.673

Công Ty CP Thủy Sản Trường Giang

1.581

Cty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam - Chi Nhánh Đông Lạnh Thừa Thiên Huế

1.502

Công Ty TNHH Thuận Hưng

1.273

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Vinh Quang

1.137

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Agrex Saigon

1.003

Công Ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Pataya (Việt Nam)

978

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Ngọc Trí

978

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Gn

930

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Tài Kim Anh

848

Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ

829

Công Ty TNHH Một Thành Viên Chế Biến Thực Phẩm XK Vạn Đức Tiền Giang

802

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thông Thuận

799

Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa

734

Công Ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Xuyên Thái Bình Dương

676

Công Ty Cổ Phần Hùng Vương

644

CôNG TY Cổ PHầN TRANG

620

Công Ty TNHH Thực Phẩm Vạn Đức

604

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

  • Rau hoa quả

Australia được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng nông sản, nhất là những mặt hàng trái cây tươi. Trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang thị trường này đạt 3,9 triệu USD, tăng 11,4% so với 5 tháng năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu xoài giảm 23,3%, trái lại chanh tăng đột biến 1.529%, dừa tăng 109,9%, chuối tăng 52,5%. 

Kim ngạch xuất khẩu trái cây sang thị trường Australia trong 5 tháng năm 2017

Tên hàng

5 tháng năm 2017 (nghìn USD)

So với 5 tháng 2016 (%)

Tổng kim ngạch xuất khẩu

3.946

11,4

Xoài

2.198

-23,3

Chanh

770

1.529,3

Dừa

411

109,9

Chuối

393

52,5

Mãng cầu

48

84,8

Mít

35

50,3

Dứa

29

15,3

Thanh long

24

-24,9

Dưa hấu

15

-51,7

Chôm chôm

8

 

Gấc

7

7,1

Vải

6

 

Dưa món

0,75

 

Hồng xiêm

0,63

 

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Sau khi mở cửa thị trường Australia cho vải thiều và xoài, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực trao đổi, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia để tiếp tục cho một số loại quả tươi (thanh long, chôm chôm, vú sữa, nhãn) của Việt Nam được nhập khẩu vào Australia, trước mắt là khẩn trương hoàn tất thủ tục nhập khẩu cho quả thanh long.

Song song với công tác này, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã xây dựng kế hoạch xúc tiến xuất khẩu thanh long tại thị trường Australia, theo đó tổng hợp đầy đủ các thông tin về nhu cầu, thị hiếu, tiêu chuẩn, quy định chất lượng, phương thức tiếp cận mạng phân phối... của thị trường Australia để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có thể đón đầu cơ hội xuất khẩu thanh long ngay sau khi được tiếp cận được thị trường.

Thương vụ Việt Nam tại Australia đã làm việc với Hiệp hội Xuất khẩu hoa quả, Hiệp hội các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp Việt kiều lớn tại Australia triển khai các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương như tổ chức Ngày vải thiều Việt Nam tại Melbourne, Tuần vải thiều Việt Nam tại Sydney, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đáng chú ý, mới đây Trung tâm chiếu xạ Hà Nội đã chiếu xạ 2 tấn vải thiều xuất khẩu sang Australia. Việc trung tâm chính thức đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Australia nói riêng, cũng như đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính khác.

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả tiêu biểu tới thị trường Australia

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch (nghìn USD)

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Đồng Nai

1.943

Công Ty TNHH Long Uyên

843

CôNG TY TNHH Đà LạT HASFARM

727

Công Ty TNHH Thái Bình Gia

640

Cty Cổ Phần Thực Phẩm Toàn Nam

513

Công Ty Cổ Phần Lavifood

500

Công Ty TNHH The Fruit Republic

460

Doanh nghiệp tư nhân Minh Dũng

349

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Thảo

345

Công Ty TNHH  Thực Phẩm Quốc Tế GIAVICO

285

Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Phú Thịnh

262

Cty Cổ Phần Quốc Tế Thanh Phú Long

199

Công Ty TNHH LUSUN

147

Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại - Dịch Vụ Rồng Đỏ

146

Công Ty CP Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Miền Tây

141

Công Ty TNHH An Vạn Phúc Ld

138

Công Ty TNHH Thái Thuận Bình

127

Công Ty TNHH OLAM Việt Nam

118

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mt

115

Công Ty Cổ Phần Bj & T

104

Công Ty CP Rau Quả Thực Phẩm An Giang

92

Công Ty TNHH  Chế Biến Nông Sản Thuận Phong

90

Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Dự báo xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Australia trong 6 tháng cuối năm 2017:

Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Australia được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn trong 6 tháng cuối năm nay nhờ các nỗ lực khai thông thị trường, tháo gỡ rào cản thương mại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại của các cơ quan, ban ngành và nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với dân số khoảng 24 triệu người và thu nhập bình quân đầu người cao, Austraulia là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản giàu tiềm năng.

Tuy vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia trong 6 tháng cuối năm 2017 và các năm tiếp theo, các doanh nghiệp cần đặc biệt nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ chặt chẽ tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với các mặt hàng thực phẩm, Australia đang áp dụng quy định "Lệnh giữ hàng" để xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, ký mã hiệu. Khi doanh nghiệp đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú ý ngay từ đầu, tránh ảnh hưởng đến những lô hàng xuất khẩu sau.

Trong thời gian tới, bên cạnh công tác phát triển thị trường thông qua đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, xúc tiến thương mại, quảng bá tuyên truyền... Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan liên quan triển khai công tác tìm kiếm, giới thiệu các tập đoàn lớn của Australia để chuyển giao mô hình công nghệ nông nghiệp tiên tiến của nước này phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Việt Nam.

Mặt khác, tiếp tục nghiên cứu thị trường để tìm kiếm sản phẩm phù hợp của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối bán buôn, bán lẻ của Australia, góp phần đưa hàng nông thủy sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Vẫn còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Mỹ

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Mỹ 6 tháng năm 2017 đạt gần 1,675 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 6/2017, xuất khẩu sang thị trường này đạt 361,8 triệu USD, tăng 11,5% so với tháng 5/2017 và tăng 27% so với tháng 6/2016.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Mỹ 2016-2017

Về chủng loại xuất khẩu:

Trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ gồm 8 mặt hàng chính là: thủy sản, hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, cao su.

Hiện Mỹ đang là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trung bình người Mỹ tiêu dùng thêm gần 0,5kg thủy sản/khẩu phần ăn. Theo đó, tiêu thụ thủy sản bình quân của Mỹ đạt mức 7,05 kg/người, cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ (NOAA) cho rằng, người Mỹ càng ngày càng sử dụng nhiều thủy sản, cả tươi sống và đông lạnh - khoảng 90% lượng hải sản được tiêu thụ tại thị trường Mỹ là hàng nhập khẩu.  Đây là tín hiệu vui cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu thủy sản của nước ta sang Mỹ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 638,3 triệu USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong tháng 6/2017 xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường này tăng 26,3% so với tháng 5/2017 và tăng 33,2% so với tháng 6/2016, đạt gần 156,3 triệu USD.

 Hiện nguồn nguyên liệu tôm và cá tra hạn chế, giá nguyên liệu tăng mạnh, khiến cho xuất khẩu hai sản phẩm chủ lực này tăng trưởng chậm lại trong 5 tháng năm 2017. Tuy nhiên, nguồn cung tăng nhờ sản lượng khai thác và lượng nhập khẩu tăng cùng với sự linh hoạt của doanh nghiệp xuất khẩu trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường, xuất khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc và hải sản khác đều đạt tăng trưởng dương.

Vì vậy, đã có sự dịch chuyển đáng kể về cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường trong doanh nghiệp xuất khẩu. Xu hướng dịch chuyển về cơ cấu sản phẩm theo hướng nghiêng dần sang các mặt hàng hải sản sẽ tiếp tục trong những tháng tới và cả năm 2017.

Hàng cà phê:

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt trị giá 268,1 triệu USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 6/2017 xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ giảm 5,2% so với tháng 5/2017 và giảm 24,4% so với tháng 6/2016, đạt 30,2 triệu USD.

Mỹ nhập khẩu 3 mặt hàng cà phê của Việt Nam trong 5 tháng năm nay gồm: cà phê Robusta, Arabica, cà phê hòa tan. Trong đó, cà phê Robusta chiếm đến 83,3% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu trong 5 tháng năm 2017, với 85,3 nghìn tấn, trị giá 179,5 triệu USD, giảm 1,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, lượng cà phê Arabica xuất khẩu sang thị trường này giảm 5,7% về lượng nhưng lại tăng 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 15,9 nghìn tấn, trị giá 45,7 triệu USD.

Ngoài ra, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng khá với 27,6% về lượng và 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1,3 nghìn tấn, trị giá 3,9 triệu USD.

Giá xuất khẩu trung bình cà phê sang Mỹ trong 5 tháng tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.238 USD/tấn. Trong khi đó, giá xuất khẩu cà phê Robusta tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 2.105 USD/tấn; giá cà phê Arabica tăng 22,5%, đạt 2.895 USD/tấn.

Dự báo: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu cà phê ở mức cao từ thị trường này.

Hiện Mỹ đang là nhà tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Mỹ trong 4 tháng năm 2017 đạt 1,74 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cà phê cho Mỹ với kim ngạch tăng mạnh 45,6% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng năm 2017, thị phần nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Việt Nam đã tăng lên 12,4% so với mức 10,6% của tháng 4 tháng năm 2016. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu cà phê của Mỹ từ một số nước lớn giảm như: từ Braxin, Inđônêxia, Costa Rica, Ethiopia ...

Hàng rau quả:

Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Mỹ 6 tháng đầu năm đạt 53,6 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, trong tháng 6/2017 xuất khẩu sang thị trường này giảm 10,8% so với tháng 5/2017 nhưng lại tăng 59,3% so với tháng 6/2016, đạt gần 9,0 triệu USD.

Hiện nay, thị trường Mỹ đồng ý nhập một số chủng loại quả như: nhãn, chôm chôm, thanh long, vải … 3 cơ sở để tin tưởng vào việc xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt trong 6 tháng cuối năm đó là yếu tố mùa vụ, chất lượng và nhu cầu thị trường. Trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả hiện nay, chiếm phần lớn là trái cây. Về thị trường, thông thường, trong những tháng cuối năm, nhìn chung các thị trường khó tính có nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới cao hơn so với 6 tháng đầu năm. Bởi nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm là để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong các dịp lễ hội như Giáng sinh, đón năm mới …. Đối với thị trường Mỹ, nhiều khả năng cuối năm nay, trái xoài Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu không chỉ có thuận lợi, mà vẫn tiềm ẩn những khó khăn nhất định. Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu nhiều loại trái cây đang gặp khó khăn trong quãng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, bởi đây là thời điểm nhiều loại trái cây Việt Nam khó đảm bảo về chất lượng do mưa nhiều, đồng thời bang Florida (Mỹ) vào mùa thu hoạch nhiều loại trái cây nhiệt đới. Hiện nay, chỉ có trái nhãn vẫn đang xuất khẩu đều sang Mỹ với số lượng 50-60 tấn/tuần. Thanh long thì chỉ xuất khẩu được một lượng nhỏ qua đường hàng không. Phải từ giữa tháng 10 trở đi, khi Florida hết vụ, chất lượng trái cây Việt Nam ổn định hơn, thì xuất khẩu sang Mỹ mới tăng mạnh trở lại.

Ngoài ra, xuất khẩu một số mặt hàng như hạt điều, cao su và chè tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm nay với mức tăng từ 4,6 – 70,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ 6 tháng năm 2017

                            (ĐVT: nghìn USD) 

Tên hàng

6 tháng năm 2017

% so 6 tháng năm 2016

Tháng 6 năm 2017

% so tháng 5 năm 2017

% so tháng 6 năm 2016

Hàng thủy sản

638.320

0,4

156.295

26,3

33,2

Hạt điều

543.301

33,3

135.811

5,3

57,4

Cà phê

268.156

20,6

30.226

-5,2

-24,4

Hạt tiêu

136.915

-33,3

23.229

-10,7

-22,2

Hàng rau quả

53.597

26,4

8.995

-10,8

59,3

Cao su

24.734

70,7

5.648

159,4

53,2

Gạo

6.667

-25,8

794

-27,5

-51,7

Chè

3.422

4,6

871

27,7

53,5

Nguồn: Hải quan Việt Nam

- Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng.

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn sang Mỹ 5T năm 2017

(ĐVT: nghìn USD)

Doanh Nghiệp

Trị giá

Cty CP Vĩnh Hoàn

55.918

Cty TNHH Thủy Sản Biển Đông

46.091

Cty Cổ Phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang

41.850

Cty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng

33.525

Cty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Phát

27.506

Cty TNHH Đồ HộP VIệT CườNG

13.812

Cty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú

13.769

Cty TNHH KD Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt

13.580

Cty TNHH Highland Dragon

13.363

Cty Cổ Phần Hùng Vương

13.334

Cty TNHH Thực Phẩm Amanda (Việt Nam).

12.507

Cty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải

9.795

Cty Cổ Phần Vịnh Nha Trang

8.544

Cty TNHH Thủy Sản HảI Long Nha Trang

7.888

Cty TNHH Thủy Sản Phúc Nguyên

7.035

Cty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta

6.756

Cty Cổ Phần Thủy Sản Sạch Việt Nam

6.560

Cty TNHH Toàn Thắng

6.469

Cty TNHH Tín Thịnh

6.017

Cty TNHH Hải Sản Bền Vững

5.642

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê đạt kim ngạch lớn sang Mỹ 5 tháng năm 2017

(ĐVT: nghìn USD)

Đơn vị

Trị giá

Cty TNHH TM Và Chế Biến Louis Dreyfus Company VN

26.944

Cty TNHH  Sản Xuất Và Thương mại Cát Quế

16.428

Cty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX

15.608

Cty TNHH OLAM Việt Nam

14.608

Cty TNHH Mercafe Việt Nam

13.644

Cty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước

12.018

Cty TNHH Sunwah Commodities (Việt Nam)

11.087

Cty Cổ Phần Tổng Cty Tín Nghĩa

10.323

Cty Cổ Phần INTIMEX ĐắK Nông

9.212

Cty TNHH Hương Bản

8.406

CN Cty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột

8.101

Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang

7.206

DNTN Cà Phê Minh Tiến

7.031

Cty Cổ Phần Intimex Bình Dương

5.920

Cty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam

5.470

Cty Cổ Phần Dịch Vụ Phú Nhuận

5.157

Cty TNHH Vĩnh Hiệp

4.875

Cty TNHH Hiang Kie Industries

4.640

Cty Cổ Phần Thương mại  Cà Phê Quang Minh

4.518

Cty Cổ Phần ĐTK

4.046

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hàng rau quả đạt kim ngạch lớn sang Mỹ 5T năm 2017

(ĐVT: nghìn USD)

Đơn vị

Trị giá

Cty CP Chế Biến Thực Phẩm XK G.O.C

 3.552

Cty TNHH TM Dịch Vụ XNK Vina T&T

 3.052

Cty CP XNK Nam Quang

 2.420

Cty TNHH 1TV Thực Phẩm Hoa Mai

 2.324

Cty TNHH TM Dịch Vụ ánh Dương Sao

 1.976

Cty TNHH Thế Giới Việt

 1.898

Cty TNHH LUSUN

 1.670

Cty TNHH A.L.O Seafarm

 1.630

Cty CP Rau Quả Thực Phẩm An Giang

 1.600

Cty TNHH Thực Phẩm YERGAT

 1.530

Cty TNHH XNK Mộc Phát

 1.055

Cty TNHH Mỹ Phẩm Triết Lan

 1.052

Cty CP XNK Bến Tre

 1.021

Cty TNHH 1TV Việt Hỉ

 1.020

Cty TNHH VINH PHúC

 1.007

Cty TNHH Quốc Thảo

 965

Cty CP Nông Sản Cy

 963

Cty TNHH XNK T&A VN

 840

Cty TNHH Màu Xanh Vĩnh Cữu

 826

Doanh nghiệp tư nhân Minh Dũng

 574

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

3. Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất

Với việc kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực, thị trường lao động phát triển tốt, yếu tố mùa vụ cùng với đó là nhu cầu tăng mạnh từ thị trường này. Dự báo, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2017.

Cơ sở để đưa ra nhận định:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ dự báo đạt 2% trong năm 2017 và 2,3% vào năm 2018. Mức độ cải thiện kinh tế năm 2018 sẽ phụ thuộc nhiều vào quy mô và việc triển khai các biện pháp kích thích tài chính của Chính phủ Mỹ. Xu hướng tăng trưởng kinh tế vững chắc sẽ tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất vào tháng 12/2017 và tăng thêm 3 lần nữa vào năm 2018. Trong quý I/2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đạt 1,4%, cao hơn mức ước tính lần 2 là 1,2%, do chi tiêu tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao hơn dự kiến.

+ Tháng 6/2017, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ đạt 118,9 điểm, tăng so với 117,9 điểm của tháng 5/2017, cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế của nước này.

+ Cùng với đó, việc tận dụng những ưu đãi của các Hiệp định song phương giữa hai nước cũng sẽ là lợi thế cho nông sản Việt Nam trong thời gian tới.

Để hàng nông sản Việt có thể cạnh tranh tốt tại thị trường Mỹ các doanh nghiệp cần lưu ý 2 điểm: Thay đổi giống, chất lượng, đầu tư công nghệ bảo quản. Thứ hai, đưa hàng qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Mỹ và cố gắng đáp ứng các hàng rào kỹ thuật của Mỹ.

 

 

 

 

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25