6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu nhóm nông, lâm thủy sản nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định với tốc độ tăng trưởng được cải thiện mạnh mẽ, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước lên 12,24 tỷ USD. Trong đó, ghi nhận sự gia tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị ở nhiều  ngành hàng gạo,thủy sản, hàng rau quả, chè, cao su, … (theo số liệu thống kê thực tế của Tổng cục Hải quan).

Có thể thấy, chưa bao giờ ngành nông nghiệp lại nhận được sự quan tâm và ưu ái của các cấp bộ, ngành như hiện nay. Với 50% lao động tham gia, đóng góp cao vào mức tăng trưởng GDP, ngành nông nghiệp đang nhận được ưu ái cả về vốn lẫn nguồn lực nhằm đưa nông nghiệp trở thành một trong các mũi nhọn phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, Chính phủ đã có những động thái mạnh mẽ để cởi trói, kiến tạo phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp thông minh, sản xuất theo yêu cầu thị trường, hướng vào thị trường gần 100 triệu dân của nước ta và hướng về xuất khẩu, nhất là rau, củ, quả, chăn nuôi. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ra chỉ đạo nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để làm vấn đề này. Nhờ đó, dòng vốn chảy vào nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao đã có bước nhảy vọt từ 3.700 tỷ lên 32.000 tỷ đồng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017.

Tuy nhiên, với sự “co hẹp” của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm gần đây, riêng trong năm 2016 khu vực này chỉ còn chiếm 16,3% “rổ GDP”, đặc biệt là quí 1 vừa qua chỉ còn chiếm 11,2% và 6 tháng đầu năm chiếm 15,06%, trong khi lực lượng lao động trong khu vực này vẫn còn chiếm khoảng một nửa và dân cư khu vực nông thôn vẫn còn chiếm 2/3 cả nước, có thể nói việc tiếp tục tăng tốc xuất khẩu, mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp vẫn là vấn đề vô cùng thiết yếu.

Xuất khẩu nông sản sang các thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn

Trong thời gian qua, hàng nông sản Việt đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường. Trong đó, những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (19%), EU (16%), Mỹ (13%), Nhật Bản (8%), Hàn Quốc (5%)… Nếu như năm 2011, Việt Nam mới chỉ có 19 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD thì đến 6 tháng đầu năm 2017 đã lên hơn 30 thị trường.

Tuy đã có nhiều nỗ lực và thành công để phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, nhưng thực tế so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu thị trường thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn chưa thực sự tương xứng. Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang các thị trường vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn như các doanh nghiệp, cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, phân tán; công nghệ sản xuất lạc hậu, chủ yếu là sơ chế đơn giản, chỉ có một số rất ít sử dụng dây chuyền chế biến hiện đại đạt từ 25%-30%, trong khi trung bình các nước ASEAN đạt 50%; năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế; các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh kém; chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế; chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị gia tăng không nhiều. Cùng vối đó, những rào cản về kỹ thuật là khó khăn lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế khoảng 5%; Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu tập trung vào các nước trong khu vực và luôn chịu sự cạnh tranh bởi các nước Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… cũng có những mặt hàng tương tự.

Trong khi đó, câu chuyện “được mùa mất giá” vẫn là nỗi ám ảnh của nông dân và cụm từ “nền nông nghiệp giải cứu” diễn ra liên tục trong 6 tháng đầu năm khiến các lãnh đạo trong ngành nông nghiệp phải nghiêm túc nghiên cứu về thị trường và đầu ra cho nông sản.

Nhằm từng bước khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT đánh giá tác động của chính sách thương mại hiện hành, cũng như các cam kết thương mại quốc tế, từ đó có giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công tác phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Trung Quốc...) sẽ được chú trọng, nhằm kịp thời cảnh báo và tập trung tháo gỡ các rào cản, vấn đề phát sinh... Tiếp tục đàm phán để có các thỏa thuận song phương với các nước, như thỏa thuận liên quan nhập khẩu tôm chưa nấu chín vào Australia, xuất khẩu trứng gia cầm vào Myanmar; thịt lợn, hay sữa và sản phẩm sữa, cá rô đồng, nghêu... vào Trung Quốc. Ngoài ra Bộ NN&PTNT đã và đang phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện, chỉnh sửa Nghị định 210/2013/NĐ-CP, ngày 19-12-2013 của Chính phủ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, làm hạt nhân liên kết sản xuất với bà con nông dân, đẩy mạnh chế biến; phối hợp các hiệp hội địa phương tập trung phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, hướng tới mục tiêu không chỉ đạt 33 tỷ USD xuất khẩu nông sản, mà quan trọng hơn là chấm dứt tình trạng được mùa rớt giá, tăng giá trị và thu nhập cho bà con nông dân.

Với những giải pháp quyết liệt trong tổ chức lại sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu của các cơ quan quản lý, kỳ vọng xuất khẩu nông sản sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu trong cả năm 2017 và duy trì tốc độ tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Tham khảo một số thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017

Thị trường xuất khẩu cà phê (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường

6 tháng năm 2017

% so với cùng kỳ năm 2016

Tháng 6 năm 2017

So với tháng 5 năm 2017

% so với tháng 6 năm 2016

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Đức

138.128

300.295

-13,2

14,2

13.874

30.779

-33,1

-31,0

-38,8

-23,4

Mỹ

118.416

268.156

-7,0

20,9

13.874

30.226

-1,3

-5,2

-34,6

-23,5

Italia

71.451

156.595

-9,6

17,8

9.259

19.894

4,4

4,7

-16,0

2,7

Tây Ban Nha

57.682

126.027

-7,7

16,6

10.789

22.837

19,7

13,8

1,2

12,6

Nhật Bản

49.583

115.909

-10,4

14,2

8.604

20.465

-13,1

-12,6

-24,1

-5,1

Bỉ

41.397

89.322

6,8

30,7

4.835

10.230

17,7

16,5

-17,1

-3,5

Angiêri

31.762

68.958

-6,3

24,6

4.975

10.862

1,8

4,5

-8,0

14,8

Nga

23.825

60.639

-31,1

-3,2

4.757

12.991

18,1

28,8

18,5

65,9

Philipine

23.282

50.487

-30,0

-16,9

4.235

8.503

-3,0

-2,3

7,5

15,6

Trung Quốc

15.834

47.262

-44,0

-19,5

1.479

4.751

-21,5

-16,4

-77,1

-64,2

Anh

19.598

45.199

-33,0

-7,6

2.775

6.139

-1,6

-4,7

-37,8

-19,4

Hàn Quốc

20.957

44.947

37,0

65,0

3.611

7.792

1,7

4,5

30,3

55,7

Ấn Độ

20.330

42.105

-14,6

9,0

6.948

14.907

132,5

154,5

107,2

133,0

Pháp

19.100

40.307

-12,6

13,4

4.064

8.479

19,6

21,9

133,0

181,8

Mêhicô

18.863

39.036

-34,5

-16,7

5.527

11.542

58,5

63,9

51,1

87,8

Thái Lan

12.040

28.481

-8,1

20,8

3.679

8.018

-22,8

-23,7

-41,5

-25,0

Malaysia

11.899

27.579

-32,4

-10,8

1.240

3.073

-20,8

-19,3

-59,2

-45,0

Ba Lan

8.219

21.536

-3,0

29,4

1.627

4.529

446,0

287,6

-1,1

37,6

Ôxtrâylia

7.253

17.265

-11,5

14,9

1.510

3.811

469,8

411,8

1,7

41,0

Hà Lan

7.135

17.021

-6,7

29,4

1.466

3.256

51,4

42,8

-34,2

-14,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường

Tháng 6/2017

So với tháng 5/2017 (%)

So với tháng 6/2016 (%)

6 tháng năm 2017

So với 6 tháng 2016 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

160.164

70.050

-38,4

-38,0

47,4

45,4

1.231.457

557.304

35,6

33,1

Philipine

30.218

13.328

3.725

4.436

2.922

2.860

267.620

103.768

38,4

25,9

Gana

58.178

28.849

-10,6

-9,7

33,4

33,9

170.620

85.147

-33,1

-30,6

Malaysia

54.641

21.032

112,3

104,8

904,6

604,6

163.424

64.984

67,2

43,7

Bờ Biển Ngà

13.526

5.649

-65,6

-67,3

-66,7

-68,7

127.765

57.064

0,8

-6,7

Irắc

60.000

30.420

29.900

38.701

 

 

68.023

33.746

 

 

Bănglađet

47.025

20.224

 

 

 

 

47.069

20.250

 

 

Singapore

8.771

4.381

-7,4

-6,6

46,3

41,7

43.488

21.663

1,5

-0,4

Hồng Kông

5.090

2.633

-11,0

-9,1

-49,1

-47,6

29.774

15.049

-43,5

-43,6

Angiêri

8.921

3.446

 

 

1.522

1.534

26.671

10.410

450,6

454,2

UAE

3.651

1.820

-7,1

-12,5

30,7

25,0

23.373

12.020

35,8

33,7

Nga

3.214

1.319

-12,6

-8,0

0,1

7,3

17.922

6.871

256,2

251,1

Inđônêxia

13.200

4.315

1.157,1

769,0

6.533

3.236

15.250

5.354

-95,2

-95,7

Đài Loan

2.154

958

-22,6

-18,5

30,5

31,3

13.597

6.288

-40,6

-42,0

Xênêgan

12.760

4.203

17.872

11.331

 

 

13.345

4.539

11.306

5.885

Angôla

 

 

 

 

 

 

13.162

4.948

20,9

8,5

Mỹ

1.503

794

-23,9

-27,5

-49,7

-50,8

12.630

6.667

-22,1

-25,7

Brunei

1.802

731

44,2

42,2

-42,3

-49,7

11.075

4.381

-0,9

-14,3

Ôxtrâylia

928

542

-21,0

-3,8

-25,9

-19,2

5.190

2.906

22,1

15,1

Nam Phi

1.218

510

202,2

131,8

224,8

159,0

4.318

1.867

24,5

24,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng năm 2017

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Thị trường

Tháng 6/2017

So với tháng 5/2017 (%)

So với tháng 6/2016 (%)

6 tháng năm 2017

So với 6 tháng năm 2016 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

72.162

107.460

135,5

117,2

56,5

83,8

292.784

540.287

21,3

82,7

Malaysia

11.024

16.069

74,1

65,2

69,0

93,7

29.549

48.356

-19,0

11,4

Hàn Quốc

3.859

6.676

8,0

0,8

20,8

43,7

20.892

42.805

43,9

122,0

Ấn Độ

6.656

11.258

38,0

33,1

25,6

49,9

19.751

35.218

-43,4

-24,0

Đức

3.474

5.953

97,7

76,2

54,7

90,8

15.290

30.365

0,1

58,5

Mỹ

3.623

5.648

163,5

159,4

32,1

54,3

15.067

24.734

22,6

72,4

Thổ Nhĩ Kỳ

2.188

3.242

22,6

4,5

22,6

37,5

11.378

21.233

23,9

92,0

Đài Loan

2.399

4.271

148,9

126,6

52,3

83,4

10.186

20.651

-0,5

53,8

Italia

1.450

2.212

56,9

45,2

61,6

84,0

6.380

12.307

17,7

92,2

Inđônêxia

1.080

1.549

19,3

-0,7

1,3

7,3

5.568

10.478

24,0

78,7

Nhật Bản

1.166

2.385

60,8

62,3

40,0

71,7

5.343

11.435

4,6

57,0

Tây Ban Nha

1.051

1.616

150,2

132,6

-0,2

12,8

5.323

10.422

6,4

71,0

Hà Lan

917

1.496

103,3

58,3

0,8

16,9

4.954

9.537

26,9

91,3

Braxin

1.225

1.678

115,3

75,1

13,8

27,0

3.735

6.645

-23,8

24,1

Bỉ

1.250

1.761

489,6

403,4

143,2

160,9

3.669

5.648

81,3

166,3

Nga

797

1.282

89,3

72,5

-10,7

4,7

2.678

5.126

-32,9

-2,2

Pháp

384

715

272,8

226,6

46,6

58,1

1.496

3.248

-3,5

50,6

Pakixtan

231

353

-65,6

-69,5

-45,5

-35,2

1.365

2.425

-49,4

-28,2

Canada

242

433

34,4

24,2

-39,8

-28,9

1.306

2.698

10,9

63,6

Achentina

377

646

179,3

152,3

273,3

320,8

1.067

2.111

15,2

84,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Một số thị trường xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 6 và 6T/2017

Thị trường

T6/2017

So với T5/2017(%)

So với T6/2016(%)

6T/2017

So với 6T/2016     (%)

Tỷ trọng/Tổng KNXK(%)

Nghìn USD

Nghìn USD

6T/2017

6T/2016

Tổng

272.175

-27,5

56,2

1.668.690

44,4

100

100

Trung Quốc

195.537

-33,7

74,1

1.249.175

53,5

74,9

70,4

Nhật Bản

13.278

12,2

83,4

56.538

61,6

3,4

3,0

Mỹ

8.995

-10,8

63,0

53.597

28,6

3,2

3,6

Hàn Quốc

9.417

-3,1

2,4

49.780

12,3

3,0

3,8

Hà Lan

7.120

-7,6

40,3

31.119

11,6

1,9

2,4

Malaysia

3.596

-5,9

-38,8

24.204

-2,6

1,5

2,2

Thái Lan

1.509

-51,8

-41,7

22.224

5,8

1,3

1,8

Đài Loan

5.572

16,4

84,1

20.868

18,9

1,3

1,5

UAE

2.723

-35,4

27,1

19.293

82,3

1,2

0,9

Nga

2.060

-8,4

1,7

16.197

54,9

1,0

0,9

Singapore

2.409

15,6

-2,0

13.938

-1,2

0,8

1,2

Australia

2.036

-21,5

23,1

11.247

13,2

0,7

0,9

Hồng Kông

2.269

38,5

168,9

9.894

103,0

0,6

0,4

Canada

1.534

-2,0

79,8

8.637

6,9

0,5

0,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25