Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản (bao gồm 9 mặt hàng cà phê, chè, gạo, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả, thủy sản và cao su) trong 10 tháng năm 2017 đã đạt gần 21,4 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đã có 7/9 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm cà phê (2,7 tỷ USD), gạo (2,28 tỷ USD), hạt tiêu, hạt điều (1,02 tỷ USD), rau quả (2,86 tỷ USD), thủy sản (6,84 tỷ USD) và cao su (1,8 tỷ USD). Như vậy, nhiều mặt hàng đã tiến sát với kế hoạch đặt ra cho cả năm 2017 và chắc chắn sẽ vượt mục tiêu đề ra trong năm nay. Tiêu biểu như rau quả (kế hoạch xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm 2017); hạt điều (kế hoạch 3 tỷ USD ); gạo (kế hoạch 2,3 tỷ USD) hay cao su (kế hoạch 1,8 tỷ USD).
Trong 10 tháng qua, hàng nông, lâm, thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ, ASEAN và Nhật Bản. Riêng nhóm 5 thị trường và khu vực thị trường này đã chiếm gần 73% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam và đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường còn lại cũng ghi nhận đà tăng trưởng. Cụ thể như sau:
- Tại Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường này trong tháng 10/2017 đạt 661,8 triệu USD, giảm 7,9% so với tháng trước nhưng vẫn tăng tới 33,9% so với tháng 10/2016. Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc đạt 6,26 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 29,3% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, cao hơn so với tỷ trọng chỉ chiếm 23% trong 10 tháng đầu năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả, cao su và gạo sang thị trường này trong 10 tháng qua tăng rất mạnh, lần lượt tăng 54%; 56% và 34% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện trong số các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm, có tới 4 mặt hàng chủ lực vẫn dựa chủ yếu vào thị trường Trung Quốc với tỷ trọng xuất sang thị trường này đã chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Đơn cử như mặt hàng gạo, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 với 39,8% thị phần, đạt 2,03 triệu tấn và 909 triệu USD.
Với mặt hàng cao su, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,8 tỷ USD thì riêng thị trường Trung Quốc đã đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 63% tỷ trọng. Đối với mặt hàng rau quả, thị trường Trung Quốc cũng chiếm thị phần tới 76% với tốc độ tăng trưởng 54% lên 2,17 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm. Ngoài ra, mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch 1 tỷ USD năm nay là sắn và các sản phẩm sắn (đạt 805 triệu USD trong 10 tháng) cũng có mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc rất cao, lên tới gần 88%. Với diễn biến này, có thể thấy mặc dù giá xuất khẩu nông sản nước ta sang Trung Quốc đa phần thấp hơn so với nhiều thị trường khác, thiếu bền vững và khả năng bị ép khá giá cao nhưng không thể phủ nhận rằng, đây là thị trường rất quan trọng với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.
- Tại EU: Trong tháng 10/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản sang khu vực thị trường này đạt 366,5 triệu USD, tăng 3,1% so với tháng 9/2017 và tăng 18,6% so với tháng 10/2016, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang EU trong 10 tháng đầu năm lên gần 3,5 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 16,3% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, cà phê, thủy sản và hạt điều là ba mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang khu vực này, với mức tăng trưởng 22%; 0,8% và 35% so với 10 tháng đầu năm 2016. Riêng mặt hàng cà phê xuất sang EU trong 10 tháng qua đã chiếm tới gần 42% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Mặc dù đạt kết quả tương đối tích cực, nhưng xuất khẩu nhóm hàng này có thể sẽ gặp nhiều trở ngại trong thời gian tới trong bối cảnh hàng loạt rào cản thương mại tiếp tục gia tăng. Mới đây nhất, Ủy ban châu Âu đã chính thức cảnh báo bằng thẻ vàng đối với ngành thủy, hải sản của Việt Nam, khiến hoạt động xuất khẩu thủy sản đối diện với nguy cơ bị cấm cửa xuất khẩu vào thị trường EU nếu không nỗ lực chống khai thác hải sản bất hợp pháp. Đây là một khó khăn và thách thức lớn đối với ngành khai thác và chế biến xuất khẩu hải sản của Việt Nam, bởi những hệ lụy có thể xảy ra như uy tín và thương hiệu của ngành hải sản Việt Nam bị ảnh hưởng; xuất khẩu sang thị trường EU bị sụt giảm, đồng thời tác động xấu đến việc xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ - nước đang chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản nhằm chống khai thác IUU từ 01/01/2018.
Trong thời gian bị thẻ vàng, 100% lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, thời gian sẽ kéo dài tới 3 - 4 tuần/container, làm mất thời gian và chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như ngư dân. Rủi ro lớn nhất là tỷ lệ lớn các lô hàng bị từ chối thông quan, trả hàng, ví dụ như Philippines đang bị thẻ vàng, có đến 70% số container bị trả về. Bên cạnh đó, việc “thẻ vàng IUU” cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU sắp tới. Việt Nam có 6 tháng để khắc phục thiếu sót, nếu không có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc vị cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang EU.
Mặc dù vậy, đây cũng được coi là cơ hội để ngành khai thác hải sản Việt Nam đánh giá lại thực trạng, tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với việc kiện toàn lại bộ máy sản xuất của ngành thủy sản, để có thể đẩy mạnh và khai thác tốt thị trường khu vực EU, điều kiện tiên quyết là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu vào thị trường này phải đảm bảo các yêu cầu khăt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù vấn đề này đã được nhấn mạnh rất nhiều lần nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vì nhièu lý do vẫn chưa thể đáp ứng.
Trong thời gian tới, khi Hiệp định EVFTA được ký kết và có hiệu lực, Việt Nam sẽ có lợi thế cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu vào EU do thuế suất bằng 0% và sản phẩm về cơ bản không xung đột với sản phẩm của các nước thuộc EU.
Tuy nhiên, để Việt Nam được hưởng những lợi thế trên, các doanh nghiệp phải hiểu rõ về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), có hệ thống tổ chức tinh gọn, đúng yêu cầu chuyên môn, đảm bảo công bằng (hàng xuất khẩu và nhập khẩu kiểm soát như nhau) và minh bạch (mọi quy định đều trên cơ sở đánh giá nguy cơ/không nhằm dựng rào cản thương mại).
- Tại Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản sang thị trường Mỹ trong tháng 10/2017 đạt 272,2 triệu USD, giảm 5,2% so với tháng trước và giảm 13,9% so với tháng 10/2016. Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng nhẹ 3,64% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 13,5% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản của cả nước.
Nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này chậm lại đáng kể so với mặt bằng chung chủ yếu do sự suy giảm của hoạt động xuất khẩu thủy sản. Trong 10 tháng qua, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ chỉ đạt gần 1,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước do chịu ảnh hưởng của chương trình thanh tra cá da trơn cũng như rào cản thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ tiếp tục tăng mạnh, tăng 29,1% lên 1,03 tỷ USD. Nguyên nhân một phần do giá hạt điều xuất khẩu tăng mạnh, bình quân 10 tháng đầu năm 2017 tăng hơn 25% lên gần 10.000 USD/tấn, mặt khác do hạt điều của Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại Mỹ. Theo Vinacas, hiện hạt điều Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều dưới tên gọi nhãn mác của các thương hiệu lớn của Mỹ, trong đó cũng có truy nguyên xuất xứ ở Việt Nam, song ít được người tiêu dùng để ý.
Hiện Mỹ đang siết chặt các yêu cầu về chất lượng mặt hàng nông sản nhập khẩu, do đó nhiều khả năng trong ngắn hạn xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản vào thị trường này khó có thể bứt phá, nhất là đặt trong bối cảnh rtong 7 tháng đầu năm 2017 Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã có 32 lệnh cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ, do doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời, chưa thích ứng được với thay đổi chính sách nhập khẩu của Mỹ.
- Khu vực ASEAN: Trong tháng 10/2017, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vào thị trường ASEAN đạt 131 triệu tấn, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này vào ASEAN trong 10 tháng qua lên 1,54 tỷ USD, tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 7,2% tỷ trọng xuất khẩu. Trong đó, Malaysia, Phillipines và Thái Lan là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khu vực, với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thủy sản.
Mặc dù vậy, vẫn xuất hiện một số thị trường giảm cả về kim ngạch và lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là các thị trường châu Phi như Ai Cập, Gana, Ăngôla hay Nam Phi trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu sang khu vực này thời gian qua phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình bất ổn chính trị tại nhiều nước trong khu vực cộng với hàng loạt rào cản thương mại tiếp tục gia tăng, thuế nhập khẩu nhiều nước vẫn ở mức cao (ví dụ như thuế nhập khẩu gạo tại Nigiêria hiện lên tới 60%) cũng như chính sách hạn chế nhập khẩu tại một số nước lớn. Tiêu biểu như tại Angiêri, trong tháng 10 vừa qua Bộ trưởng Thương mại Angiêri đã tuyên bố nước này sẽ quyết tâm tiếp tục giảm kim ngạch nhập khẩu từ 41 tỷ USD năm 2017 xuống còn 30 tỷ USD năm 2018 để bảo vệ nguồn dự trữ ngoại tệ cũng như nền sản xuất trong nước. Trong đó, một số mặt hàng sẽ phải tạm ngừng nhập khẩu hoặc cấm nhập vĩnh viễn.
Trong hai tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018, hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản nhìn chung vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn đến từ khách quan và chủ quan, trong đó đáng chú ý nhất là rào cản kỹ thuật từ các thị trường gia tăng nhanh chóng.
Tính đến tháng 10/2017, Bộ NN&PTNT đã nhận được 45 thông báo, trong đó có 35 thông báo liên quan đến việc các nước điều chỉnh những tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong nông sản. Mặc dù vậy, với các tiền đề đã đạt được trong 10 tháng đầu năm 2017 cộng với việc hưởng lợi từ diễn biến hàng hóa không thuận tại nhiều thị trường trên thế giới cũng như nhu cầu tăng lên đối với nhiều mặt hàng nông sản, dự báo xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đưa kim ngạch xuất khẩu trong cả năm 2017 lên 26 tỷ USD, tăng khoảng 17,4% so với năm 2016.
Thị trường xuất khẩu nhóm nông, thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2017
Thị trường |
Tháng 10/2017 |
SS T9/2017 |
SS T10/2016 |
10T2017 |
SS 10T/2016 |
Tỷ trọng |
Trị giá (Nghìn USD) |
(%) |
(%) |
Trị giá (Nghìn USD) |
(%) |
(%) |
|
Tổng |
2.198.050 |
-1,68 |
13,11 |
21.399.229 |
17,52 |
100,00 |
Trung Quốc |
661.776 |
-7,90 |
33,94 |
6.258.529 |
38,63 |
29,25 |
EU |
366.457 |
3,13 |
18,59 |
3.480.295 |
13,32 |
16,26 |
Hà Lan |
97.630 |
-4,51 |
45,68 |
828.861 |
35,78 |
3,87 |
Đức |
57.942 |
-12,00 |
-22,95 |
732.947 |
-3,46 |
3,43 |
Anh |
60.786 |
16,20 |
44,11 |
458.625 |
19,18 |
2,14 |
Italia |
47.233 |
21,69 |
16,92 |
429.507 |
16,03 |
2,01 |
Tây Ban Nha |
26.922 |
24,60 |
11,61 |
296.303 |
-5,86 |
1,38 |
Bỉ |
29.921 |
15,57 |
41,51 |
286.203 |
26,56 |
1,34 |
Pháp |
21.735 |
6,70 |
28,63 |
208.422 |
6,28 |
0,97 |
Bồ Đào Nha |
6.263 |
-18,97 |
16,40 |
61.750 |
7,18 |
0,29 |
Đan Mạch |
7.053 |
-4,51 |
110,16 |
60.177 |
94,56 |
0,28 |
Ba Lan |
4.520 |
9,45 |
-9,11 |
52.015 |
-4,75 |
0,24 |
Hy Lạp |
1.610 |
-37,00 |
-53,59 |
20.411 |
-22,07 |
0,10 |
Rumani |
1.653 |
-38,48 |
10,27 |
16.806 |
22,69 |
0,08 |
Thụy Điển |
2.282 |
60,94 |
8,75 |
14.408 |
-4,87 |
0,07 |
Cộng Hoà Séc |
724 |
-66,14 |
-26,59 |
11.595 |
12,11 |
0,05 |
Phần Lan |
184 |
-15,41 |
-38,21 |
2.265 |
150,84 |
0,01 |
Mỹ |
272.175 |
-5,18 |
-13,89 |
2.895.518 |
3,64 |
13,53 |
ASEAN |
131.301 |
-25,36 |
0,84 |
1.543.697 |
1,61 |
7,21 |
Malaysia |
40.823 |
-31,31 |
3,19 |
463.691 |
25,19 |
2,17 |
Philippin |
26.084 |
-48,96 |
-6,96 |
426.145 |
10,25 |
1,99 |
Thái Lan |
39.222 |
-3,83 |
-4,31 |
400.232 |
6,37 |
1,87 |
Singapore |
17.245 |
6,96 |
16,76 |
167.940 |
3,71 |
0,78 |
Indonesia |
5.493 |
19,24 |
56,94 |
57.701 |
-70,25 |
0,27 |
Campuchia |
1.910 |
2,98 |
43,43 |
14.076 |
0,31 |
0,07 |
Brunei |
143 |
-88,13 |
-91,51 |
7.320 |
-36,24 |
0,03 |
Lào |
380 |
-52,17 |
14,87 |
6.591 |
40,63 |
0,03 |
Nhật Bản |
156.339 |
2,66 |
8,20 |
1.424.422 |
21,07 |
6,66 |
Hàn Quốc |
104.215 |
22,48 |
31,53 |
880.615 |
26,26 |
4,12 |
Australia |
42.310 |
14,65 |
19,13 |
319.565 |
0,57 |
1,49 |
Canada |
40.946 |
4,42 |
25,46 |
316.422 |
16,81 |
1,48 |
Nga |
29.022 |
3,08 |
-21,52 |
302.486 |
4,32 |
1,41 |
Ấn Độ |
20.450 |
-27,09 |
-11,28 |
264.102 |
-6,89 |
1,23 |
Đài Loan |
27.731 |
11,94 |
2,79 |
234.908 |
12,66 |
1,10 |
Hồng Kông |
23.258 |
16,92 |
22,05 |
188.730 |
-2,59 |
0,88 |
Gana |
26.248 |
-26,71 |
-4,41 |
178.850 |
-17,60 |
0,84 |
UAE |
14.194 |
-4,95 |
-37,38 |
177.805 |
-6,20 |
0,83 |
Mexico |
15.933 |
16,52 |
-9,62 |
168.522 |
5,59 |
0,79 |
Pakixtan |
14.439 |
35,04 |
-14,67 |
120.378 |
-12,79 |
0,56 |
Ixraen |
7.171 |
-22,84 |
-2,75 |
117.485 |
36,39 |
0,55 |
Angiêri |
5.571 |
-39,64 |
-47,93 |
110.641 |
5,59 |
0,52 |
Braxin |
9.820 |
5,21 |
70,80 |
99.921 |
59,18 |
0,47 |
Bangladesh |
52 |
-98,59 |
99.109 |
|
0,46 |
|
Bờ Biển Ngà |
579 |
-79,20 |
-52,42 |
90.224 |
29,21 |
0,42 |
Ai Cập |
5.002 |
-12,53 |
-41,61 |
73.705 |
-25,34 |
0,34 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
4.649 |
-23,57 |
-6,07 |
60.645 |
50,88 |
0,28 |
Irắc |
18.509 |
1.376,77 |
964,89 |
60.090 |
474,55 |
0,28 |
ả Rập Xê út |
6.640 |
12,26 |
20,40 |
57.939 |
6,73 |
0,27 |
Côlombia |
3.545 |
-14,66 |
-30,68 |
45.898 |
-4,64 |
0,21 |
New Zealand |
5.133 |
22,59 |
15,49 |
40.462 |
14,56 |
0,19 |
Thụy Sỹ |
4.060 |
43,30 |
-22,44 |
36.114 |
-8,15 |
0,17 |
Nam Phi |
3.624 |
36,35 |
-18,04 |
27.499 |
-45,40 |
0,13 |
Ukraina |
3.763 |
9,14 |
33,47 |
27.040 |
3,65 |
0,13 |
Côoét |
1.212 |
-6,10 |
-28,61 |
11.633 |
-17,70 |
0,05 |
Na Uy |
1.192 |
41,32 |
159,96 |
9.495 |
41,14 |
0,04 |
Xênêgan |
180 |
220,06 |
8.181 |
8.888,16 |
0,04 |
|
Angôla |
464 |
174,68 |
-30,51 |
5.799 |
-60,00 |
0,03 |
Achentina |
386 |
214,79 |
47,12 |
3.192 |
38,86 |
0,01 |
Chilê |
|
|
|
1.744.055 |
-16,05 |
8,15 |
Nguồn: Tính toàn theo số liệu của Tổng cục Hải quan
Địa chỉ: 14 Châu Văn Tiếp, phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng