Trong tháng 6/2017, kim ngạch xuất khẩu nông, thuỷ sản ước đạt 2,25 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7% so với tháng trước, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2017 đạt 12,09 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 12,4% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên cả nước.

Trong nhóm này, cao su và rau quả là hai mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất, tăng lần lượt là 52,9% và 50,4% so với 6 tháng đầu năm 2016. Ngoài ra, do giá tăng nên một số mặt hàng như hạt điều, cà phê dù khối lượng giảm nhưng kim ngạch vẫn tăng 20,3%, cà phê tăng 9,9%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng khá mạnh 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, gạo tăng 11,9%. Trong nhóm nông, thủy sản chỉ có hai mặt hàng có kim ngạch giảm là hồ tiêu (-15,6%), sắn và các sản phẩm từ sắn (-9,9%).

Yếu tố tác động tích cực nhất đến hoạt động xuất khẩu nhóm hàng này trong nửa đầu năm 2017 là nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường tăng trở lại, sự tăng tốc mạnh mẽ của xuất khẩu rau quả cộng với sự hồi phục về giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực. Trong số 9 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, có đến 6 mặt hàng có giá bán tăng cao hơn cùng kỳ, trong đó, tăng mạnh nhất là cao su và cà phê; ngược lại, hồ tiêu dù lượng xuất khẩu tăng nhưng giá trị lại giảm do giá giảm sâu.

Đây được đánh giá là kết quả tương đối tích cực và là một trong những điểm sáng của ngành nông nghiệp trong bối cảnh nửa đầu năm 2017 toàn ngành phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nhất là cuộc khủng hoảng giá lợn đến nay vẫn chưa đến hồi kết, ngoài ra nhiều mặt hàng khác cũng phải kêu gọi giải cứu  như trứng gia cầm, chuối, dưa hấu, ớt…

Ước tính xuất khẩu nhóm nông, thủy sản trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017

(ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD)

Mặt hàng

Tháng 6/2017

So sánh với T5/17 (%)

So sánh với T6/16 (%)

6 tháng đầu năm 2017

So sánh với 6T đầu năm 2016 (%)

Lượng

Kim ngạch

Lượng

Kim ngạch

Lượng

Kim ngạch

Lượng

Kim ngạch

Lượng

Kim ngạch

Tổng KN xuất khẩu

 

17.800

 

-0,7

 

20,9

 

97.775

 

18,9

Nhóm nông, thủy sản

 

2.245

 

-1,2

 

27,5

 

12.090

 

16,7

Tỷ trọng

 

12,6

 

 

 

 

 

12,4

 

 

Thủy sản

 

700

 

-1,3

 

23,4

 

3.554

 

15,6

Rau quả

 

350

 

-6,8

 

101,7

 

1.749

 

50,4

Hạt điều

32

328

-3,3

-0,5

-2,6

26,8

149

1.446

-4,7

20,3

Cà phê

120

266

-1,8

-3,0

-24,1

-8,8

829

1.871

-15,5

9,9

Chè

12

20

2,4

-0,4

3,1

-0,7

62

96

16,0

13,2

Hạt tiêu

25

120

-5,4

-13,2

51,8

-12,8

128

724

20,4

-15,6

Gạo

600

264

3,5

2,1

85,4

76,9

2.957

1.314

13,5

11,9

Sắn và các sản phẩm từ sắn

250

70

-4,4

7,4

41,6

28,1

1.989

500

-5,7

-9,9

- Sắn

49

8

-59,0

-59,4

-8,7

-25,6

797

131

-25,6

-28,3

Cao su

80

127

31,2

24,6

-2,5

17,5

442

835

0,4

52,9

Đối với mặt hàng cà phê: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6/2017 ước đạt 120 nghìn tấn, trị giá 266 triệu USD, giảm 1,8% về lượng và 3,0% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với tháng 6/2016 cũng giảm 24,1% về lượng và 8,8% về trị giá. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 829 nghìn tấn, trị giá 1,871 tỷ USD, giảm 15,5% và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, giá xuất khẩu cà phê Robusta, Arabica và cà phê Excelsa tăng từ 21,8 – 35,6% so với cùng kỳ năm trước.

 

Dự báo, khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ hồi phục do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu tăng, trong khi đó vụ mùa mới cà phê Arabica Brasil giảm 5,1 triệu bao xuống 40,5 triệu bao do chu kỳ hai năm một.

Chủng loại cà phê xuất khẩu trong tháng 5 và 5 tháng năm 2017

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Chủng loại

5 tháng năm 2017

So với 5 tháng năm 2016 (%)

Tháng 5/2017

So với tháng 4/2017 (%)

So với tháng 5/2016 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Robusta

626.181

1.324.398

-15,5

13,7

105.690

219.143

-11,4

-13,5

-28,2

-10,2

Arabica

34.434

99.197

-26,0

-9,9

3.972

10.557

-23,0

-28,1

-40,3

-33,7

Cà phê hòa tan

14.221

67.506

38,4

24,3

2.991

13.989

67,1

47,9

61,0

48,1

Cà phê Excelsa

1.246

2.872

-23,1

4,4

651

1.496

105,8

107,9

41,3

88,3

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Đối với mặt hàng gạo: Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 2,95 triệu tấn, trị giá 1,31 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 13,5% về lượng và 11,9% về trị giá. Tính riêng trong tháng 6/2017, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 600 tấn, tăng 3,5% so với tháng trước đồng thời tăng đến 85,4% so với tháng 6/2016. Trong đó, nguyên nhân chính tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian gần đây là do nhu cầu xuất khẩu gạo có chiều hướng khởi sắc vì lượng gạo tồn kho của các nước xuất khẩu gạo lớn hiện còn không nhiều. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước như Philippines, Bangladesh, Indonesia đang cao. Cụ thể, cuối tháng 5/2017, Bangladesh và Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ về thương mại gạo, đồng thời nước này thông báo muốn mua khoảng 250.000​-300.000 tấn gạo trắng 5% tấm và mua khoảng 500.000 tấn gạo của Việt Nam từ nay đến hết năm 2017.  Ngoài ra,Philippines cũng có thông báo chính thức về kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo trong tháng 6 và tháng 7, nhằm tăng cường lượng gạo dự trữ trước thời điểm trái vụ và phòng trường hợp thóc bị hư hại do mưa bão.

Trong những tháng đầu năm 2017, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt nam, chiếm khoảng 46,5% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm nay đạt 1,1 triệu tấn và 488 triệu USD, tăng 34,2% về khối lượng và tăng 31,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2017 với 8,6% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 5 tháng qua đạt 237.400 tấn và 90,4 triệu USD, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến thời điểm này, hợp đồng đã đăng ký đạt trên 3,5 triệu tấn. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu thêm khoảng 2,97 triệu tấn. Đây là kết quả đáng mừng bởi trong năm 2016, khi xuất khẩu gạo của nước ta bị sụt giảm tới mức báo động thì nhiều dự đoán xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm nay sẽ khó có thể đạt tới con số 1 tỷ USD.

Một số chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Mặt hàng

5 tháng năm 2017

So với 5 tháng năm 2016 (%)

Tháng 5/2017

So với tháng 4/2017 (%)

So với tháng 5/2016 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Gạo trắng

1.277.739

515.323

-9,9

-12,4

264.124

104.760

3,8

-4,0

115,7

98,3

5% tấm

973.560

404.981

41,0

35,3

186.613

76.689

2,9

-6,0

88,9

76,9

15% tấm

98.204

33.764

-78,1

-80,3

21.772

7.338

-12,4

-14,9

110,9

91,3

100% tấm

71.966

23.280

280,5

262,6

36.695

11.812

494,8

456,5

1.098,0

939,2

10% tấm

22.310

8.220

-26,0

-35,3

1.528

561

-80,0

-80,2

-61,7

-67,0

Gạo nếp

604.394

287.597

58,9

51,9

141.060

63.454

-16,4

-19,0

139,1

110,2

10% tấm

478.328

227.674

62,3

53,9

104.933

47.291

-24,3

-26,1

125,0

98,2

100% tấm

53.379

23.695

150,0

153,2

21.200

9.246

58,5

56,8

371,1

353,8

5% tấm

20.009

10.300

-27,4

-24,5

5.488

2.610

18,3

3,7

1.215,0

992,2

15% tấm

12.700

6.092

2.440,0

2.268,7

1.050

446

-50,0

-51,2

 

 

Gạo thơm

426.074

215.432

-17,5

-17,9

157.749

78.665

64,5

61,8

11,7

11,7

5% tấm

373.798

190.786

-11,9

-12,2

139.052

70.214

61,3

59,9

42,9

44,9

100% tấm

13.160

4.782

0,4

0,9

9.108

3.293

787,7

742,1

128,2

123,0

3% tấm

10.315

5.662

-69,2

-67,8

3.200

1.800

116,0

120,8

-87,6

-86,7

2% tấm

6.022

3.239

2,6

3,1

2.476

1.313

33,0

31,7

1,7

-2,0

4% tấm

1.121

624

-61,0

-61,5

313

176

30,3

35,7

-15,9

-13,4

Gạo lứt

43.367

29.575

183,8

352,9

11.881

9.697

-36,6

-37,0

178,4

441,5

10% tấm

11.111

3.722

 

 

 

 

 

 

 

 

5% tấm

954

504

-76,2

-72,2

156

84

-16,1

-20,0

-80,9

-77,2

4% tấm

2

2

-100,0

-100,0

 

 

 

 

 

 

Gạo đồ

6.278

2.452

58,7

66,1

2.655

1.041

243,7

224,7

93,6

92,0

5% tấm

6.272

2.448

70,0

78,6

2.649

1.037

242,9

223,7

93,9

92,2

Tổng

2.357.857

1.050.394

1,0

0,2

577.471

257.624

7,3

2,3

75,9

65,4

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Đối với mặt hàng điều: 6 tháng đầu năm 2017 sản lượng xuất khẩu mặt hàng này cũng giảm khi chỉ đạt 149.000 tấn (giảm 4,7% về khối lượng) nhưng vẫn tăng 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016 (đạt 1,45 tỷ USD). Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2017 đạt 9.562 USD/tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Đối với mặt hàng cao su: Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2017 đạt khoảng 80 nghìn tấn, trị giá 127 triệu USD, so với tháng 5/2017 tăng 31,2% về lượng và 24,6% về trị giá, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái lại giảm 2,5% về lượng và tăng 17,5% về trị giá. Tính đến hết tháng 6/2017, xuất khẩu cao su của nước ta đạt 442 nghìn tấn, trị giá 835 triệu USD, tăng 0,4% về lượng và tăng 52,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, cao su tổng hợp đứng đầu về chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam với tỷ trọng lên tới 51,3% tổng khối lượng cao su xuất khẩu, với khối lượng đạt 185,89 nghìn tấn, trị giá 368,84 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 18,7% về lượng và tăng 92,3% về trị giá.

Xuất khẩu cao su tổng hợp tăng là do các nhà nhập khẩu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam trong những tháng đầu năm nay. Số liệu thống kê cho thấy, có đến 98% lượng cao su tổng hợp của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân khiến Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su tổng hợp của Việt Nam một phần là do nhu cầu tiêu thụ cao su của nước này có xu hướng tăng. Bên cạnh đó là tác động từ việc Chính phủ Trung Quốc tiếp tục áp dụng thuế suất ưu đãi đối với mặt hàng cao su tổng hợp trong năm 2017, chính điều này khiến các đơn vị nhập khẩu cao su của Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su tổng hợp để được hưởng những ưu đãi về thuế.

Giá xuất khẩu các mặt hàng cao su chủ lực của nước ta trong 5 tháng đầu năm nay tăng mạnh từ 50% - 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá cao su lại đang có xu hướng giảm khi trong tháng 5/2017 giá các mặt hàng đã giảm từ 10 – 15% so với tháng 4/2017. Trong đó, giá cao su tổng hợp giảm 8,9%, đạt bình quân 1.649 USD/tấn; SVR 3L giảm 12,4%; SVR 10 giảm 13,4%... 

Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Chủng loại

5 tháng năm 2017

So với 5 tháng năm 2016 (%)

Tháng 5/2017

So với tháng 4/2017 (%)

So với tháng 5/2016 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Cao su tổng hợp

185.897

368.840

18,7

92,3

25.587

42.202

-2,1

-10,9

23,3

47,2

SVR 3L

51.060

106.719

-19,2

31,4

8.906

16.056

3,6

-9,2

0,8

15,4

SVR 10

34.596

63.520

-40,9

-9,9

9.878

15.780

86,1

61,1

4,8

20,2

SVR CV60

24.418

54.502

24,4

109,9

3.655

7.781

0,9

-6,6

31,8

84,2

Latex

22.356

30.231

38,9

119,0

4.243

5.667

148,7

120,4

203,4

276,0

RSS3

19.520

41.012

1,1

59,7

4.641

8.342

52,3

38,6

42,0

62,4

SVR CV50

7.409

16.628

6,6

80,7

1.260

2.608

65,5

50,1

88,6

151,0

Cao su hỗn hợp

6.580

10.521

-44,1

-28,7

821

1.387

-20,6

-15,5

-22,5

-6,9

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Ngoài ra, các ngành thủy sản, rau quả vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao. Trong 6 tháng qua, ngành thủy sản đã thu về 3,55 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn nhất. Trong khi đó, ngành hàng rau quả đã tăng tới 50,4% về kim ngạch so với năm 2016 khi đạt 1,75 tỷ USD và dự báo đến hết năm nay, rau quả sẽ mang về hơn 3 tỷ USD.

Chủng loại xuất khẩu chủ lực nhóm trái cây trong tháng 5 và 5T/2017

Chủng loại

T5/2017

So với T4/2017(%)

So với T5/2016(%)

5T/2017

So với 5T/2016(%)

Tỷ trọng(%)

Nghìn USD

Nghìn USD

5T/2017

5T/2016

Tổng

297.429

19,0

95,4

1.084.136

51,0

100

100

Thanh long

111.708

-9,6

43,3

503.882

35,3

46,5

51,9

Sầu riêng

69.245

98,8

545,3

118.032

291,6

10,9

4,2

Nhãn

4.362

-50,5

27,4

114.586

70,2

10,6

9,4

Dưa hấu

5.248

-83,4

33,4

81.508

-13,6

7,5

13,1

Xoài

16.221

-3,2

76,1

67.636

108,2

6,2

4,5

Măng cụt

51.476

789,8

120,5

67.045

106,5

6,2

4,5

Chanh

15.180

39,3

211,4

44.568

161,8

4,1

2,4

Chuối

8.089

0,8

26,9

26.777

4,9

2,5

3,6

Dừa

3.618

-0,9

-14,1

20.549

17,0

1,9

2,4

Mít

1.922

-25,6

113,2

11.516

125,3

1,1

0,7

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Với những diễn biến tích cực của thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực như rau quả, cà phê, thủy sản, cao su, hay mới đây nhất là những dấu hiệu khởi sắc ở các thị trường xuất khẩu gạo, dự báo xuất khẩu nhóm nông, thủy sản trong nửa cuối năm 2017 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá trên 10%, góp phần quan trọng đưa mức tăng trưởng GDP của toàn ngành trong cả năm 2017 đạt mục tiêu 3,05% như kỳ vọng.  

Tuy nhiên, trong trung hạn, Hội thảo Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2017 được tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua đã tổng kết những vấn đề nổi bật tác động đến thương mại nông sản Việt Nam như sau:

Về bối cảnh vĩ mô, trong thời gian tới sẽ có ba vấn đề nổi bật ảnh hưởng tới thương mại nông sản Việt Nam: Thứ nhất là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng phụ thuộc lẫn nhau trong thương mại toàn cầu, đồng thời tập trung hơn vào phát triển thị trường nội địa; thứ hai là các thị trường phát triển dần bão hòa và tăng bảo hộ; và thứ ba là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn, chuyển hướng động lực vào tiêu dùng nội địa.

Về dự báo thị trường nông sản quốc tế, có một số xu hướng chủ đạo của 2017 và các năm tới như sau: Tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn; tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại so với thập kỷ trước; Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi hạ Sahara thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu; giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn; tăng trưởng năng suất sẽ là động lực chính cho sản xuất cây lương thực và thức ăn chăn nuôi; tăng trưởng đa dạng theo hướng phát triển chăn nuôi và thủy sản.

Với bối cảnh vĩ mô và thị trường trên, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy ngành nông nghiệp đi lên: tăng năng suất, chất lượng; xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu để ưu tiên nguồn lực phát triển; xác định lại cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng nông sản.

Đối với ngành hàng lúa gạo, xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay bị cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ và các nước mới tham gia vào xuất khẩu gạo như Cambodia và Myanmar. Đồng thời, các nước nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam áp dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu gạo như Trung Quốc tăng cường siết chặt nhập khẩu gạo qua đường biên giới và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, trong khi Philippines cố gắng để tự đảm bảo an ninh lương thực. Về xu hướng giá, giá thực tế của lúa gạo có xu hướng giảm trong trung hạn. Trong khi đó, ngành hàng lúa gạo bộc lộ những yếu tố kém bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường. Để phát triển ngành hàng lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững, cần xác định lại cơ cấu thị trường; các vùng chuyên canh; cơ cấu giống; cơ cấu mùa vụ; nghiên cứu phát triển chế biến tinh, chế biến sâu, tận dụng phế phụ phẩm, đa dạng hóa sản phẩm từ lúa gạo.

Đối với ngành thủy sản, sự nổi lên của chính sách bảo hộ trên toàn cầu, biến đổi khí hậu, năng lực quản lý chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu sẽ đặt ra các thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam trong cả ngắn và dài hạn. Hơn nữa, do sự hội nhập mạnh mẽ của ngành thủy sản trong thương mại toàn cầu, tính tập trung hóa giá trị gia tăng trong hoạt động chế biến – kinh doanh và thương hiệu, ngành thủy sản đang đòi hỏi toàn bộ các tác nhân trong ngành: từ các nhà làm chính sách, doanh nghiệp, nông dân và cộng đồng nghiên cứu, có tư duy bao trùm và vượt trên quy mô ngành nông nghiệp sản xuất thô.

Đối với ngành rau quả, trong vài năm gần đây, ngành rau quả nổi lên là ngôi sao sáng, giàu tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam khi thành tích xuất khẩu liên tục tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là các nhà xuất khẩu Việt Nam đã mở cửa thành công một số thị trường phát triển, giá cao, qua đó tăng cơ hội đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro thị trường. Tuy vậy, ngành rau quả Việt Nam vẫn còn phân tán, chưa được tổ chức hiệu quả và còn non nớt trên các thị trường quốc tế, xét đến sự gia tăng chính sách bảo hộ trong nền kinh tế thế giới, các rào cản phi thuế trong thương mại rau quả và đặc tính thời hạn sử dụng ngắn của rau quả hàng hóa thô. Mặt khác, sự đầu tư mạnh mẽ của khu vực tư nhân, đặc biệt là đầu tư công nghệ cao, và nhu cầu lớn, đa dạng của thị trường nội địa là một thuận lợi đáng kể của ngành rau quả so với các tiểu ngành nông nghiệp khác hiện nay.

 

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25