Một số thông tin cần lưu ý khi xuất khẩu hàng thủy sản sang An-giê-ri

Theo Thương vụ Việt Nam tại An-giê-ri, Cơ quan kiểm soát kinh tế và trấn áp gian lận thương mại An-giê-ri đã có công văn gửi các Sở Thương mại và các cảng biển nước này về vấn đề sử dụng các chất phụ gia bảo quản thực phẩm ký hiệu SIN 330, SIN 331 và SIN 451 đối với cá nguyên con, cá filet và các sản phẩm đánh bắt được đông lạnh. Theo đó, trên bao bì hàng nhập khẩu phải ghi rõ các chất phụ gia bảo quản nói trên, nếu không hàng sẽ bị lưu tại cảng khi vào An-giê-ri.

Cụ thể: Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Axít Xitric (SIN 330) được phép sử dụng đối với thủy hải sản. Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Citrate de Sodium (SIN 331) có thể có các dạng sau: SIN 331 (i): Citrate Biacide de Sodium: Được phép sử dụng; SIN 331 (ii): Citrate Monoacide Disodique: Không được phép sử dụng; SIN 331 (iii): Citrate Trisodique: Được phép sử dụng. Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Triphosphates (SIN 451) có thể có 03 dạng sau: SIN 451 (i): Triphosphate pentasodique: Được phép sử dụng; SIN 451 (ii): Triphosphate pentapotassique: Được phép sử dụng; SIN 451 (iii): Triphosphate de sodium et potassium: Không được phép sử dụng.

Đối với hàng hóa nói chung, theo quy định của Hải quan An-giê-ri, nếu hàng nằm ở cảng quá 81 ngày sẽ bị Hải quan tịch thu và sau 6 tháng, nếu không có người nhận hàng, Hải quan sẽ tiến hành bán đấu giá sung công quỹ.

Khi tàu đã vào cảng An-giê-ri, hàng thuộc trách nhiệm của người mua vì bản khai sơ lược hàng hóa (manifest) đã mang tên khách hàng. Kể cả khi khách không nhận hàng cũng như không thanh toán, chủ hàng (tức doanh nghiệp xuất khẩu) dù đang giữ bộ chứng từ gốc cũng không thể tái xuất hàng về nước hoặc bán lại cho khách khác nếu không có sự đồng ý của người mua cũ. Theo Hải quan An-giê-ri, chỉ khi thắng kiện với khách hàng ở tòa, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đưa hàng về nước hoặc bán cho khách hàng khác.

Các chính sách quản lý nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a đối với hàng nông thủy sản nhập khẩu

Đối với mặt hàng thủy sản, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a, chính sách quản lý nhập khẩu của Chính phủ In-đô-nê-xi-a đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu cụ thể như sau:

 - Quy định 125/KEP-DJP2HP/2014 năm 2014 của Bộ Biển và Nghề cá quy định danh mục các sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu vào In-đô-nê-xi-a.

- Quy định 46/ PERMEN-KP/2014 năm 2014 của Bộ Biển và Nghề cá về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào In-đô-nê-xi-a.

 - Quy định 41/PERMEN-KP/2014 năm 2014 của Bộ Biển và Nghề cá về cấm nhập khẩu một số loài cá có thể gây nguy hiểm (cho môi trường và con người) vào In-đô-nê-xi-a. Theo đó, quy định này đã quy định 152 loại cá không được phép nhập khẩu vào In-đô-nê-xi-a (nâng từ 30 loại cá trong quy định số 17/MEN/2009 ban hành trước đây).

Đối với mặt hàng nông lâm sản, năm 2015, Bộ Nông nghiệp In-đô-nê-xi-a đã ban hành Quy định số 04/2015 và được thay bằng Quy định 55/2016 (trong năm 2016) về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu tươi sống có nguồn gốc thực vật (FFPO). Quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và kiểm soát an toàn thực phẩm tươi sống từ thực vật vào In-đô-nê-xi-a. Quy định áp dụng cho 43 loại hoa quả, 35 loại rau, 7 loại hạt lương thực, 6 loại hạt, 5 loại đậu và 4 loại sản phẩm khác từ thực vật.

Quy trình để được xuất khẩu các mặt hàng thịt và rau quả tươi vào Philippines

Bước 1: Gửi thư đề nghị được xuất khẩu vào Philippin: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của Việt Nam gửi công thư tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippin đề nghị được xuất khẩu các mặt hàng thịt và rau quả tươi ( kèm danh mục chi tiết các mặt hàng Việt Nam muốn xuất khẩu vào Philipin và/hoặc danh sách các cơ sở chăn nuôi muốn được xuất khẩu vào Philipin) kèm theo bản trả lời câu hỏi theo mẫu của phía Philipin;

Bước 2: Đánh giá sơ bộ: Bộ Nông nghiệp Philippin tiếp nhận đề nghị và đánh giá sơ bộ căn cứ theo bản trả lời cầu hỏi của phía Việt Nam. Tùy vào kết quả đánh giá, phía Việt Nam có thể được đánh giá thuộc quốc gia được phép xuất khẩu vào Philippin không hạn chế về mặt hàng và vùng sản xuất/cơ sở sản xuất hoặc quốc gia được phép xuất khẩu với hạn chế về mặt hàng và vùng sản xuất/ cơ sở sản xuất.

Bước 3: Kiểm tra thực địa: Bộ Nông nghiệp Việt Nam trao đổi, phối hợp với Bộ Nông nghiệp Philipin về kế hoạch và chương trình, chi phí cho Đoàn kiểm tra thực địa của Bộ Nông nghiệp Philippin tại Việt Nam.

Bước 4: Đánh giá cuối cùng và cấp giấy chứng nhận: Kết quả kiểm tra thực địa sẽ được đánh giá bởi Hội đồng do Bộ Nông nghiệp Philippin thành lập. Nếu đạt yêu cầu, Việt Nam sẽ được cấp giấy chứng nhận được phép xuất khẩu vào Philippin.

 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương)

QUYÊN TTXTTM

Nguyễn Phúc Duy
Thông tin liên quan:
Depo 25 bonus 25
Depo 25 Bonus 25